Hai thế hệ – Vương Ninh

Trước 25 tuổi tôi luôn cho rằng mình là do mẹ nhặt về nuôi, tính cách của tôi không giống mẹ, cũng không giống bố. Nhiều lần tôi cũng nghe thấy mấy người họ hàng vô tình nói vậy, tôi để điều đó trong lòng rất lâu và suy nghĩ. Cuối cùng thì liệu tôi có phải là con đẻ của mẹ hay không? Nếu không phải thì bố mẹ đẻ của tôi bây giờ ở đâu?

Nhớ lại người chị họ ngày xưa hay chơi với tôi, được bác tôi đưa về từ nước Triều Tiên xa xôi, khi về nhà tôi, chị hay một mình ngồi trong phòng nhìn vào tấm hình một người phụ nữ trẻ và khóc. Chị không ngừng đưa tay lau nước mắt, nhưng những giọt nước mắt

vẫn cứ thi nhau rơi xuống… Khi ấy tôi còn rất nhỏ, những giọt nước mắt của chị làm tôi rất ngạc nhiên. Sau này tôi hỏi bà ngoại mới biết rằng người phụ nữ trong bức ảnh đó là mẹ đẻ của chị. Mẹ đẻ? Như vậy nhất định là mẹ đẻ và mẹ sau này phải khác nhau rồi, vì người phụ nữ ấy không phải là bác tôi, bác tôi vẫn thương chị suốt hai mươi mấy năm trời, nhưng chị vẫn không quên được thân thế của mình.

Từ đó trở đi, tôi luôn cố gắng tìm cho được sự thực về nguồn gốc của mình. Tôi hỏi thẳng mẹ rằng tôi có phải là do mẹ nhặt về nuôi không? Tại sao trong ký ức của tôi hình như mẹ đã giơ hai tay nhận tôi từ tay một người phụ nữ khác? Mẹ chỉ cười, tôi không tìm được câu trả lời trong nụ cười ấy. Tôi không cam tâm, bắt đầu nói một cách tỉ mỉ, ép mẹ phải nghe, tôi nghĩ cứ nói đi nói lại mãi như thế sẽ khiến mẹ không chịu nổi sự “dằn vặt

dịu dàng” này mà nói ra sự thực. Tôi tin rằng, nhất định đến một ngày nào đó, có thể là đến tuổi lấy chồng như chị họ, tôi cũng cầm ảnh mẹ đẻ mình mà khóc. Không có câu trả lời, những câu hỏi tôi đưa ra cứ như là mồm tự hỏi mũi vậy. Nỗi nghi ngờ cứ dồn lại hết ngày này qua tháng khác, ngày càng dầy lên, to ra.

Tám tuổi, tôi lấy trộm tiền của mẹ đi mua kẹo kéo chia cho bạn bè, bị phát hiện, bố lấy roi đánh tôi một trận ra trò, mẹ đứng bên cạnh bảo bố đánh tôi mạnh hơn nữa. Bị đánh xong tôi mới khóc, tôi nằm khóc ở đầu giường, mẹ ngồi khóc ở cuối giường. Tôi tức giận càng tin rằng đây không phải mẹ đẻ của mình. Mẹ đẻ thì sao có thể bảo bố đánh tôi  đau như thế cơ chứ, nhất  định sẽ có một ngày tôi tìm ra bằng chứng để rời xa người phụ nữ này. Mười tuổi, tôi xin tiền mẹ mua vở mới, không ngờ mẹ rút ngăn kéo của tôi, lôi ra hơn mười cuốn vở mới viết hết nửa cuốn, lạnh lùng nói với tôi rằng chưa viết hết vở cũ thì đừng hòng mua vở mới! Tôi trở thành người duy nhất trong lớp không theo kịp “trào lưu”, bị bạn bè chê cười, tôi cảm thấy rất xấu hổ. 13 tuổi, bài thi toán của tôi không đạt, về nhà, mẹ đang vui vẻ cho tôi thử cái quần mới mua, tôi lí nhí đưa bài thi cho mẹ xem, mẹ thẳng tay tát tôi một cái, nói: “Sao nhà này lại có một đứa kém cỏi đến thế nhỉ?”  Tôi cởi bỏ quần mới chạy về phòng mình,  đóng cửa lại, bên ngoài là tiếng mẹ la mắng không ngừng. Tôi thật sự muốn nhét bông vào miệng mẹ nhưng rồi tôi lại nhét vào lỗ tai mình.

16 tuổi, tôi phát hiện ra điểm yếu của mẹ, khi mẹ đang nóng giận chỉ cần tôi cố ý nói rằng: “Chỉ có bố là thương con nhất, còn những người khác thì con không quan tâm.” Mẹ thể nào cũng lầm lũi quay đi, tôi thấy đắc ý vô cùng.

17 tuổi, có bạn trai gọi  điện thoại tới nhà, mẹ ngồi  ở phòng khách xem tivi không tỏ vẻ gì là sẽ rời khỏi đó cả. Tôi vừa buông điện thoại xuống, mẹ hỏi luôn đó là ai? Tôi không trả lời, hôm sau mẹ tới trường nói với cô giáo chủ nhiệm lớp tôi. Từ đó, không còn bạn trai nào dám gọi điện thoại tới nhà gặp tôi nữa. Tôi và mẹ tiếp tục chiến tranh lạnh.

18 tuổi, tôi thi đỗ đại học. Tôi điền tên thi vào một trường đại học ở xa nhà, rời xa mẹ, đó là ý nguyện lớn nhất của tôi. Bố tiễn tôi lên đường, mẹ ở nhà làm sủi cảo, nói bận không tiễn tôi ra ga. Tôi lên tàu, ngồi bên cửa sổ, nhìn thấy bóng người đang chạy tới, rất giống mẹ, vừa chạy vừa kiễng chân lên nhìn vào từng ô cửa sổ, trông thấy tôi, mẹ khóc, đặt tay lên ô cửa kính như muốn vuốt má tôi. Tôi xúc động mạnh, tàu chuyển bánh, tôi vẫy tay ý bảo mẹ quay về, lúc vẫy tay tôi nhận ra mình đã khóc. Nhưng tuổi trẻ, có lẽ  điều mà tôi khó học nhất là sự tha thứ, khóc một hồi rồi thôi; trong lòng tôi vẫn đầy những oán giận nhàu nhĩ, không thật sự trưởng thành; có lẽ do tôi đã không biết hòa hợp với nó. Khi tốt nghiệp trở về nhà, đứng dưới mái hiên, tôi thấy mẹ đã già đi nhiều. Năm đó tôi 23 tuổi, biết trang điểm, biết tô son đánh bóng mắt, cùng với người đàn ông đánh cắp trái tim mình đi chơi, trong lòng luôn nghĩ nhất định sẽ đi cùng với người ấy mãi mãi. Mẹ không đồng ý, nói tôi phải đưa về nhà để mẹ xem mặt. Gặp rồi, mẹ càng không đồng ý, chiến tranh lạnh giữa tôi và mẹ càng kịch liệt. 24 tuổi, tình yêu ấy bỏ tôi mà đi. Nỗi nghi ngờ mẹ có phải là mẹ đẻ của tôi không cũng theo đó mà tan biến.

Tôi muốn dọn ra ngoài  ở, mẹ không nói gì, ngồi trên giường chuẩn bị cho tôi cái chăn bông dày. Trước lúc đi, tôi lại đổi ý. Mẹ vẫn chuẩn bị cái chăn dày cho tôi, nói rằng mùa  đông tới sẽ lạnh hơn mùa đông trước. Sau 25 tuổi, tôi không còn tranh chấp với mẹ nữa. Cứ như được hóa giải sau một đêm vậy, hóa giải rồi, hòa giải rồi, lý giải rồi. Mẹ bảo: Tuổi dậy thì ngang bướng của tôi cuối cùng cũng đã qua. Tôi nghĩ mình trưởng thành hơi sớm, ngang bướng thì lại qua đi quá muộn, tôi nghĩ mình không phải là  đứa con gái mẹ mong  đợi, khiến mẹ không thể không bỏ đi cái bản chất ung dung và tự tin vốn có, để ”đấu tranh” với tôi, khiến xung đột của chúng tôi kéo dài suốt bao nhiêu năm như thế. Nhưng giữa yêu và lý giải, giữa kịch liệt và cực đoan, cái giá của sự mất mát, tôi thiếu chút nữa đã lấy oán trả ơn sinh thành, dưỡng dục của mẹ.

Tôi không còn làm những việc khiến mẹ lo lắng nữa. Tôi không hút thuốc, thôi chạy xe ào ào ngoài đường, đơn giản vì tôi không còn muốn mẹ phải lo lắng cho sức khỏe của mình. Tôi cũng thôi không chọn lựa giải pháp sống thử cho tình yêu của mình nữa, tôi muốn giảm tối đa tất cả những gì khiến mẹ đau đầu, tôi muốn mẹ hạnh phúc. Tôi trở nên nghiêm túc hơn, tiết kiệm hơn, không còn ham hư vinh, biết nói thật lòng… tôi nghĩ, tất cả những điều đó đều xuất phát từ nguyên nhân tôi tin mình thật sự có mẹ. Cách đây không lâu tôi gặp lại người chị họ, tôi hỏi chị: “Nỗi nhớ của chị đối với mẹ đẻ có phải do tình cảm của mẹ nuôi dành cho chị không đủ?”

Chị trả lời: “Không phải là do thiếu thốn tình cảm, mà chỉ là không hiểu tại sao người đẻ ra mình lại bỏ rơi mình mà thôi!” Giọt nước mắt bỗng lăn dài trên má tôi.

Mẹ đã dùng cả nửa đời mình để dành cho tôi một tình yêu không tô vẽ màu mè, thế mà tôi… Tôi sẽ làm tất cả  để bù  đắp lại những tháng năm sau này cho mẹ.

Trần Hạnh Tường dịch

© 2010, nicky. All rights reserved.

8 comments

  1. set_elwak Reply

    Do you have copy writer for so good articles? If so please give me contacts, because this really rocks! 🙂

  2. lcd tv wall brackets Reply

    Hey I had to tell you, I really enjoyed this site and the ideas from everyone who takes time to chime in. I find it to be very interesting and well written. Thanks once more for taking the time to put this online.

  3. Shizue Misenti Reply

    Very Nice website. I just finished mine and i was looking for some ideas and your website gave me some. The website was developed by you?

    Thanks

Leave a Reply to lcd tv wall brackets Cancel reply

Your email address will not be published.