Song: 大唐红颜赋 – dà táng hóng yán fù – Đại Đường Hồng Nhan Phú
Singer: HITA/ 孤竹翊 / 逝雨 – HITA / Cô Trúc Dực / Thệ Vũ
Vsub: meishou
Download: MP3
Các hồng nhan được đề cập: Mai Phi, Dương Ngọc Hoàn, Cao Dương, Tiết Đào, Ngư Huyền Cơ, Võ Tắc Thiên, Thượng Quan Uyển Nhi, Tiêu Thục Phi
盛世浮生,笔端百转红颜谶;
扬眉入宠,顾盼倾国亦倾城; 唱【孤竹翊】 白:
长安月冷,章台歌舞新; 萧淑妃:阿武妖精!若有来生,我愿转世为猫阿武为鼠,我要活活将她喉咙咬断! 武则天[老年]:一抔之土未干,六尺之孤何托……好一篇《讨武氏檄》!如此人才,未曾委以重用,宰相之过也…… 唱【逝雨】 白: | Một kiếp phù sinh giữa thời Đường hưng thịnh, bút pháp uốn lượn viết nên lời tiên tri phận hồng nhan. Nghê thường vũ y khúc kinh động chốn kinh đô, cầm tay bày tỏ tình ý. Chiêng trống Ngư Dương, đứng nơi dốc Mã Ngôi, ôm mối hận bình sinh; Vẫn nhớ đêm trăng thất tịch năm xưa(1)
Duyên nguyện tam sinh, trong đem nghe tiếng chuông đoạn trường. Hồn Mai u tịch như một làn nước, một cõi trần, Hồng nhan phai tàn, xác hoa gầy guộc , còn ai lắng nghe tiếng sáo ngọc. Đa tình giải thoát bằng thành kính nơi cửa Phật ngập mùi trầm hương Lạc Dương xuân nồng, rượu uống một mình Thời gian thấm thoắt, khoảnh khắc ly biệt càng thêm sầu, một dòng lệ ngân.
Thoại: (2)Mai Phi: đứng trước trường môn nhìn ngày qua không buồn chải chuốt, trân châu ngọc ngà làm sao vơi được nỗi tịch liêu. Minh châu danh giá nào có đáng gì? Thứ mà Giang Thái Bình cầu chưa bao giờ là những thứ này.
(3)Dương Ngọc Hoàn: Bệ Hạ từng hứa ban cho thần thiếp ba nguyện vọng. Hôm nay, nguyện vọng thứ ba… Xin thỉnh Bệ Hạ ban cho thần thiếp cái chết.
(4)Cao Dương: tương truyền, Thích Ca Mâu Ni đắc đạo dưới gốc bồ đề, kiếp trước đã có một nữ tử yêu ngài… Biện Cơ, mong rằng kiếp sau ngươi có thể thành phật
Dương Mi Nương được ân sủng, cố mong khuynh quốc lẫn khuynh thành Lâm Phong Đãi Nguyệt lâu, bao lần ân ái mĩm cười vấn an; Ruộng đồng trổ bông, đã bao mùa xuân ai vẫn chưa muốn trở về quê nhà.Mày ngài uyển chuyển được bao lâu? Tàn tạ theo trần tục, dưới hoàng hôn đã thấy chim Yến Tước tự khóc thương
Xướng 【 Cô Trúc Dực 】
Đề thi thơ, khen chê lẫn luyến tiếc; Thịnh danh hư danh chẳng qua chỉ là tiếng cười lạnh. Xem thư pháp, phủ bụi trần ai Đào hoa rơi, cánh hoa trôi mất dấu theo dòng lưu thủy (5)Tảo Mi hơn nhiều người, cười nhìn mây trôi Một hồi trăn trở bao nhiêu thành bại đùa vui theo nét bút Thiếc yến đãi tiệc, hồng tụ ra đề Thái bình văn chương lác đác như mưa
Thoại:
Tiết Đào: lạc hoa lìa cành, chim non rời tổ, vốn là thế… Tài danh nhan sắc vốn là hư ảo, Hỏi thế gian hiểu ta được mấy người?
(6)Ngư Huyền Cơ: Bảo vật vô giá dễ tìm, chỉ khó tìm được người xứng đôi. Chỉ một chữ tình, họa may không hiểu được thì mới không đau khổ…
(7)Thượng Quan Uyển Nhi: đẹp tựa ánh trắng trong Đại Minh cung cấm, chân thật khiến người ta vừa thương vừa sợ… Cho dù chỉ là một quân cờ, lòng của Uyển Nhi, trước sau như một chỉ trung thành với nữ hoàng
(8)Trường An trăng lạnh lẽo, trên đài cá hát Tích cũ năm xưa ai ân ân ái ái Trâm hoa lộng ảnh, mượn rượu đưa tình Tàn bạo ác độc tận cùng
Thoại: Võ Tắc Thiên [ thời trẻ ]: tâu bệ hạ, ngựa bất kham như thế, thần vẫn có thể chế phục! Nhưng cần ba thứ, là roi sắt búa sắt và dao găm. Trước tiên ta dùng roi sắt đánh nó, nếu không phục thì dùng búa sắt đập vào đầu nó nếu vẫn không phục thì dùng dao gắm cắt yết hầu của nó.
(9)Tiêu Thục Phi: ả Võ yêu tinh! Nếu có kiếp sau ta nguyện chuyển thế thành mèo còn ngươi là chuột, ta phải cắt đứt yết hầu của ngươi! Võ Tắc Thiên [ trung niên ]: ta trở thành hoàng hậu đại Đường, ta muốn là phải được, không ai có thể cản được! Quân đâu! Chặt đầu hai tiện nhân đanh đá này ngâm rượu.
Võ Tắc Thiên [ về già ]: Chưa mở mang được bờ cõi, sáu thước cô độc sao vứt được… Đoạn văn hay《Thảo Võ Thị Hịch》! Nhân tài như vậy mà chưa được trọng dụng, tể tướng ngươi thật là….
Xướng 【 Thệ Vũ 】
Ở cạnh triều đình (10)Phi Dương phụng Dực(11)
Chưa từng gánh vác thịnh thế đã toan tính non sông
Không sử sách không bia khắc mà tương truyền đời sau
Đợi sử xanh ghi lại công quá trọng phù danh
Thoại:
Nhất xứ phồn hoa một trang sử chép Nhất bút tiền duyên như làn khói ảo Khóc giang sơn vỡ giấc mộng trầm hương Bạc đầu ôm hận trời xanh Lời thở than thân phận hồng nhan mong manh Kinh sương bảo kiếm trận trận hàn Mày râu xưa nay thích lưu xanh sử Thân châu ngọc lênh đênh nơi biển thắm. |
Chú thích dựa vào google:
(1) trích trong Trường Hận ca của Bạch Cư Dị
漁陽鼙鼓動地來
驚破霓裳羽衣曲
Ngư Dương bề cổ động địa lai
Kinh phá nghê thường vũ y khúc.
(2) Mai Phi tên thật là Giang Thái Bình sinh ra Mai Hoa thôn. Mai Phi là một phi tần rất được sủng ái của Đường Minh Hoàng (tự Huyền Tông). Vì nàng yêu hoa mai nên Đường Minh Hoàng gọi nàng là Mai Phi. Mai Phi có sắc dáng mảnh dẻ và hai mắt sáng như viên ngọc. Về sau Đường Minh Hoàng đổi tính yêu Dương Quý Phi nên xa lánh nàng. Vì Dương Quý Phi có tính ghen ghê gớm, bởi vậy Đường Minh Hoàng đôi lúc nhớ đến sủng phi cũ thì cũng không dám bén mảng đến Thượng Dương cung nơi nàng ở. Một lẫn, có sứ thần dâng vua đôi trân châu, Đường Minh Hoàng tưởng nhớ Mai Phi, lén gọi người thân tín đem lại tặng nàng. Mai Phi buồn rầu không nhận gửi trả lại cùng với 1 bài thơ như sau:
“Liễu diệp song mi cửu bất miêu
Tàn trang hoà lệ ố hồng tiêu
Trường môn tự thị vô sơ tẩy
Hà tất trân châu uỷ tịch liêu.”
Dịch là :
“Lâu rồi không vẽ chân mày lá liễu
Quần áo xưa đã hoen ố lệ buồn
Cửa ngõ căn phòng không còn lau rửa
Thì cần gì châu ngọc để vỗ về nỗi cô đơn.”
Về sau, An Lộc Chân khởi loạn, Đường Minh Hoàng phải rời kinh đô chỉ mang theo Dương Quý Phi. Mai Phi ở lại bị giết trong cơn binh lửa.
(3) Dương Ngọc Hoàn: Dương Quý Phi tên thật là Dương Ngọc Hoàn (楊玉環). Dương Ngọc Hoàn có sắc đẹp được ví là “tu hoa”, nghĩa là khiến hoa phải xấu hổ.
Sau khi vào cung, Ngọc Hoàn tư niệm cố hương. Ngày kia, nàng đến hoa viên thưởng hoa giải buồn, nhìn thấy hoa Mẫu Đơn, Nguyệt Quý nở rộ, nghĩ rằng mình bị nhốt trong cung, uổng phí thanh xuân, lòng không kềm được, buông lời than thở: “Hoa à, hoa à! Ngươi mỗi năm mỗi tuổi đều có lúc nở, còn ta đến khi nào mới có được ngày ấy?”. Lời chưa dứt lệ đã tuông rơi, nàng vừa sờ vào hoa, hoa chợt thu mình, lá xanh cuộn lại. Nào ngờ, nàng sờ phải là loại hoa trinh nữ (cây xấu hổ). Lúc này, có một cung nga nhìn thấy, người cung nga đó đi đâu cũng nói cho người khác nghe việc ấy. Từ đó, mọi người gọi Dương Ngọc Hoàn là “tu hoa”
Năm 756 An Lộc sơn tiến đánh Trường An, Đường Minh Hoàng dắt Dương Ngọc Hoàn cùng một số đại thần chạy vào đất Thục. Mọi người đến đèo Mã Ngôi tướng sĩ không chịu đi nữa, vì lương thực đã hết, quân sĩ khổ nhọc mà Dương Quốc Trung ( anh trai Dương Ngọc Hoàng & là tể tướng) và cả gia quyến đều no đủ sung sướng, nên họ nổi lên chống lại. Dương Quốc Trung ra lệnh đàn áp nhưng bị loạn quân giết chết. Lòng căm phẫn đối với họ Dương chưa tan, loạn quân bức vua đem thắt cổ Dương Quý Phi thì họ mới chịu phò vua. Vì họ cho rằng Quý Phi là mầm sinh đại loạn, thậm chí còn nghi ngờ Dương Quý Phi sẽ trở thành một Võ Hậu thứ hai gây họa cho nhà Đường. Nhà vua không còn cách nào khác, đành phải hy sinh Dương Quý Phi.
(4) Cao Dương:
Đại Đường tình sử bắt đầu từ khi Lý Thế Dân sau khi đến dự tiệc của anh trai là Kiến Thành thì gặp Đại Cơ, vợ của Kiến Thành. Vì say mê Đại Cơ, LTD quyết tâm cướp ĐC và ngai vàng, gây ra sự kiện Huyền Vũ Môn, sau khi đã mua chuộc tướng giữ thành. Đại Cơ vì muốn bảo toàn mạng sống của 5 đứa con trai của Kiến thành mới đồng ý lấy LTD, sau này cô sinh hạ Cao Dương công chúa.
Nhưng Trưởng Tôn Vô Kỵ vẫn cho người giết chết 5 người con của Kiến Thành, khiến Đại Cơ phẫn nộ, LTD quyết định đưa Cao Dương cho Hoàng hậu Trưởng Tôn nuôi dưỡng. Đại Cơ mất con ruột trở nên điên loạn nên bị nhốt vào lãnh cung. Khi Cao Dương được 8 tuổi, 1 lần nọ đã gặp hòa thượng Biện Cơ đến lãnh cung để cầu an và truyền đạt Phật pháp cho Đại Cơ. sau 1 thời gian thì Đại Cơ hết điên.Đại Cơ vì nhớ Cao Dương mà khắc 1 bức tượng gỗ sâu khoảng 1 tấc.
Sau này Cao Dương biết được thân mẫu chính là Đại Cơ, cô sinh ra oán hậ phụ hoàng LTD và căm hận bản thân được sinh ra không minh bạch. Từ đó Cao Dương luôn tìm mọi cách để cứu mẹ. Cao Dương rất yêu quý Tam Ca- Ngô Vương Khát, con trai của LTD với công chúa nhà Tùy. Bản thân Ngô Vương rất tài giỏi nhưng mãi mãi cũng ko được quần thần ủng hộ làm Thái Tử vì có dòng máu nhà Tùy. Cao Dương gặp và yêu Biện Cơ, hòa thượng đã có ơn cứu mẹ cô hết bệnh. Trong mắt cô, Biện Cơ chính là tinh hoa của đất trời và linh trưởng của vạn vật.
LTD rất thương yêu Cao Dương, nên chọn Phòng Di Ái, con trai thứ của Phòng Huyền Linh làm phò mã. Cao Dương tuyệt vọng khi phải lấy Di Ái, làm dâu nhà họ Phòng. Nhưng cô vẫn là 1 công chúa đầy uy quyền,ko ai có thể cãi lời cô, nhất là Di Ái rất nhát gan, giúp cô tìm tông tích của Biện Cơ.
Sau này cô và Biện Cơ có 1 đứa con trai, Tam Ca Ngô Vương Khát biết được nên khuyên BC theo mình ra chiến trường cầu phúc cho binh sĩ, sau đó BC lên đường đi tìm sư phụ.
(5) Tảo mi tài tử – “Nữ tài tử vẽ mày ngài”, cụm từ này nói về Tiết Đào, tự Hồng Độ. Sau này “Tảo mi tài tử” được dùng để chỉ nữ tử có tài thơ ca.
Tiết Đào 薛濤 (768-831), tự Hồng Độ, người Trường An, là nữ thi nhân thời nhà Đường, người gọi là Nữ Hiệu Thư, từng xướng họa cùng thi nhân nổi tiếng đương thời Nguyên Chẩn, thực lực không thua kém ai.
Từ nhỏ, được cha dạy dỗ chu đáo, Tiết Đào đã sớm bộc lộ tài năng làm thơ bẩm sinh. Đến khi tám tuổi, cha bà và bà làm ra một đoạn thơ vịnh cây ngô đồng:
Đình trừ nhất cổ đồng,
Tủng cán nhập vân trung,
Chi nghênh nam bắc điểu,
Diệp tống vãng lai phong.
Tạm dịch:
Sân đồng cổ một cây
Thân vườn cao vào mây
Cành đón chim Nam Bắc
Lá đưa gió Đông Tây.
Năm 14 tuổi, người cha qua đời, bà phải dựa vào sắc đẹp, tài thơ văn và âm luật bẩm sinh của mình để hầu rượu, đọc thơ, gảy đàn mua vui. Không lâu sau, bà đã là một ca kĩ cao cấp nổi danh Thành Đô, mệnh danh là một thi kĩ.
Thời Đường Đức Tông, triều đình mời Trung thư lệnh Vĩ Cao làm Tiết độ sứ Kiếm Nam, thống lược Tây Nam. Vĩ Cao là một quan viên nho nhã cũng có tài thơ văn, ông nghe nói về tài năng xuất chúng của Tiết Đào mà còn là hậu nhân của quan chức triều đình, liền phá lệ mời bà dùng thân phận nhạc kĩ đến Soái Phủ đãi yến phú thi, Tiết Đào trở thành Doanh Kĩ nổi tiếng ở Thành Đô (Nhạc kĩ chính thường được mời đến các cuộc vui chơi của võ quan trấn thủ các nơi).
Sau 1 năm, Vĩ Cao mến tài Tiết Đào, chuẩn bị tấu xin triều đình để Tiết Đào đảm nhiệm quan chức Hiệu Thư Lang, tuy chưa kịp thực hiện nhưng danh hiệu “Nữ Hiệu Thư” đã không kính mà đến, đồng thời Tiết Đào cũng được gọi là “Phụ Mi Tài Tử”. Về sau, Vĩ Cao vì trấn thủ biên cương có công nên được phong làm Nam Khang Quận Vương, rời khỏi Thành Đô. Lý Đức Dụ tiếp nhiệm Kiếm Nam Tiết Độ Sứ cũng rất ngưỡng mộ tài năng của Tiết Đào. Trong suốt cuộc đời của Tiết Đào, Kiếm Nam Tiết Độ Sứ tổng cộng có 11 người thay phiên đảm nhiệm, người nào cũng vô cùng thanh lãi và kính trọng bà, địa vị của bà đã vượt xa một tuyệt sắc hồng kĩ tầm thường.
Khi đã 42 tuổi, Tiết Đào gặp Giám sát Ngự sử Nguyễn Chẩn. Nguyễn Chẩn mới 31 tuổi, kém bà 11 tuổi nhưng vì bẩm sinh đã có khuôn mặt hoa da phấn, thêm vào đó lại thạo việc hóa trang và ăn mặc nên dáng điệu yêu kiều vẫn không hề thua kém mĩ nhân năm nào. Bằng vẻ lịch thiệp và sự tài năng trác tuyệt của mình, Tiết Đào đã khiến Nguyễn Chẩn rơi vào cậm bẫy màu hồng.
Hai con tim đồng cảm ấy rung động với hai tấm chân tình từ hai phía. Họ đã trải qua một năm ngọt ngào và gắn bó. Thế nhưng, Nguyễn Chẩn sau khi về kinh thành lại phụ bạc, đắm say nồng nàn với bà Lưu Thái Xuân xinh đẹp trẻ trung. Tiết Đào vẫn ngày đêm mong ngóng nhưng kết quả chỉ là vô vọng.
(6)Ngư Huyền Cơ 魚玄機 (844-868) tự Ấu Vi 幼微 và Huệ Lan 蕙蘭, là danh kỹ đất Trường An đời Vãn Đường, sau xuất gia làm đạo sĩ. Thân thế của nàng chưa thực sự rõ ràng. Tiểu truyện trong “Toàn Đường thi” chép nàng là thiếp của quan Bổ khuyết Lý Ức 李億, khi không được sủng ái bèn xuất gia ở Hàm Nghi quán và giao du xướng hoạ với các danh sĩ đương thời, sau vì giết hại nữ tỳ Lục Kiều 綠翹 nên bị Kinh Triệu doãn là Ôn Chương 溫璋 xử chết khi chưa đầy ba mươi tuổi.
Thơ nàng có danh cú thiên cổ lưu truyền “Dị đắc vô giá bảo, Nan mại hữu tình lang” 易得無價寶,難買有情郎 (Dễ có được bảo vật vô giá, Khó mua được người chồng có tình cảm).
(7) Thượng Quan Uyển Nhi (上官婉兒,664-710) là cháu nội của Tể tướng Thượng Quan Nghị (上官儀) đời Đường Cao Tông. Sau này trở thành nữ quan thân cận của Võ Tắc Thiên.
Thượng Quan Uyển Nhi xinh đẹp, thông minh mẫn tiệp, bà thông thuộc thi thư, ngâm thơ, viết văn, thấu hiểu chuyện kim cổ. Võ Hậu rất ấn tượng với bà, sau khi lên ngôi liền phong cho Uyển Nhi một chức quan văn chuyên thảo những chỉ dụ, sắc lệnh. Nhưng Uyển Nhi đem lòng thương yêu một trong những người tình của Võ Tắc Thiên, và khi nữ hoàng họ Võ phát hiện sự việc, bà đã trừng phạt bà bằng cách khắc hình bông hoa lên trán Uyển Nhi.
Người đời khen tặng Uyển Nhi:
Khuê gian hữu kỳ nữ ,
Ý thái mạn thanh tân.
Chấp xứng xứng thiên hạ ,
Hoài thư thư Hán Tần.
Ân ân lao án độc ,
Mạch mạch niệm li nhân.
Đạm đãng giang hồ viễn ,
Thuỳ kham đạo khổ tân ?
Dịch:
Nữ nhi có bậc kỳ tài,
Dung nghi đẹp đẽ, văn bài thanh tân.
Tài năng thiên hạ khó cân,
Ghi tên sử sách, Hán Tần chẳng thua.
Công lao giúp nước phò vua,
Văn chương bình phẩm, cợt đùa , ngợi khen.
Hồng nhan bạc mệnh có tên,
“Nữ lưu cân quắc” ai quên được nào ?
(8) Tiêu Thục Phi: Tiêu Lương Đệ, xinh đẹp hơn người, rất được Đường Cao Tông yêu chiều, sắc phong làm Thục Phi
(9) Võ Tắc Thiên: ược đưa vào hậu cung Đường Thái Tông nhà Đường vào khoảng năm 635 và là một Tài Nhân (才人), tức là một trong chín người thiếp cấp thứ năm. Thấy tên Võ Chiếu không đẹp, Đường Thái Tông đặt tên cho bà là Mị (媚), có nghĩa là “duyên dáng, xinh đẹp”, và vì vậy còn được người Trung Quốc gọi là Võ Mị Nương (武媚娘). Có thể thời gian này bà đã gặp thái tử Lý Trị và đã có quan hệ thân thiết với vị vua tương lai này.
Năm 649, Đường Thái Tông băng hà, theo luật lệ, Võ Mị Nương phải rời cung để vào chùa Cảm Nghiệp xuống tóc. Thái tử Lý Trị lên ngôi, tức là Đường Cao Tông.
Tháng 10 năm 655, Đường Cao Tông phong Võ Thần phi làm hoàng hậu.
Đường Thái Tông được Tây Vực tặng một con ngựa rất dữ tên là Sư Tử Thông, không ai trị được. Võ Mị xin ra trị ngựa, với ba thứ là một cây roi sắt, một cái búa sắt, một ngọn dao nhọn. Đường Thái Tông hỏi dùng những thứ đó để làm gì thì Võ Mị trả lời rằng: “Trước hết dùng roi sắt mà đánh nó bắt khuất phục; nếu không chịu thì dùng búa sắt đánh vào đầu nó; còn nếu dùng búa sắt đánh vẫn không được thì dùng dao đâm chết nó đi, vì thứ không trị được thì để làm gì?”
Khi lên được ngôi hoàng hậu rồi, Võ hậu trả thù Vương hoàng hậu và Tiêu thục phi bằng cách sai chặt hết chân tay họ rồi bỏ vào chum rượu ngâm để họ không chết ngay. Tại đây Võ hậu đã tiết lộ với Vương hoàng hậu là chính mình đã giết con gái để đổ tội. Vương hoàng hậu đã kêu rằng: “Tại sao kẻ ác như ngươi mà sinh được con, còn ta thì không thể?”, còn Tiêu thục phi thì nguyền rằng sẽ biến thành mèo để đêm vào xé xác Võ hậu. Võ Hậu sợ mèo vì đã giết chết con mèo mà bà từng yêu quý nhất.Nhưng nó đã phản bội bà đi theo Vương Hoàng Hậu khi bà bị bắt vào lãnh cung. Do đó, bà thẳng tay giết nó và luôn luôn bị ám ảnh bởi tiếng mèo kêu, đêm đêm thấy hình ảnh con mèo hiện về trong giấc ngủ.
(10)Phi Dương = Dương Ngọc Hoàn.
(11) Lý Dực (937-978) là nhà vua cuối cùng của triều đại Nam Đường vì vậy còn gọi là Lý hậu chủ.
Khi ông lên ngôi, thế nước Nam Đường đã quá suy yếu. Lý Dực lo cúng nạp cho triều Tống ở phương Bắc hàng năm để được yên thân. Hàng ngày, ông chìm đắm trong những cuộc ăn chơi hưởng lạc, trong thanh sắc, trong điệu múa lời ca. Được hơn mười năm thì triều Tống cử binh đánh hạ thành Kim Lăng một cách dễ dàng. Tương truyền, ngày thành vỡ, Lý Dực đang ngồi nghe giảng kinh ở chùa Tĩnh cư, vội vã cởi áo ra hàng. Từ đó, ông bị giam cầm, chịu đủ mọi nhục nhã, sống trong những ngày “sớm chiều rửa mặt bằng nước mắt”.
Bài dịch thứ 103
© 2011 – 2013, nicky. All rights reserved.
tốn 6 tiếng hic hic , chảy máu mũi vì si mê 😡
hồng nhan bạc phận, suy đi nghĩ lại cũng tại mí thèn con trai… >”< thương cảm nhất cho Mai Phi (lụy tình quân vương), cảm fúc nữ nhi họ Võ
hay thật
hix Võ tắc thiên độc ác dã man
thương cảm cho Thượng Quan Uyển Nhi
Ton trong nhung gi anh noi! Nhung co mot chi tiet khac voi nhung gi toi dc biet. Do la ket cuc cua nha su Bien Co…Trong moi tu tinh voi cong chua Cao Duong?
Mình dịch theo tác giả viết lời bài này, còn chú thích là dựa theo google, baidu, wikipedia, mình không biết về sự tích Biện Cơ, phần chú thích chỉ có mục đích cho mọi người tham khảo thêm nhé 🙂
bạn ơi, link down mp3 hỏng rồi
Đã fix link