Tần Hoài Bát Diễm – Loan Phụng Minh

p7800531

Song: 秦淮八艷 – Tần Hoài Bát Diễm
Singer: 鸞鳳鳴 – Loan Phụng Minh nhạc đội
Download: MP3

Văn án:
Một nhìn lại một thời hoa liễu, lời hay thơ khéo điệu vũ lã lướt
Hai hỏi thăm đào lý gửi hương theo quân vương về trần thế, tiếng tỳ bà nơi vườn hoa ngày xưa
Ba xem tóc mây áo gấm là thanh khiết, cuối cùng bầu bạn cùng đèn dầu kinh phật.
Bốn tiếc thương Tiểu Uyển gảy cầm trong một đêm mộng, gió trăng không giữ được người ở lại
Năm quan lớn tức giận vì hồng nhan, trường sử ghi dẫn quân Thanh nhập quan
Sáu than giấy trắng mực đen khi xưa hứa, bạc tình không phụ cố nhân “Môn”
Bảy nghe bên dòng Tương Giang có U Lan cõi hồng trần, đúng là nhạc hay người đẹp
Tám tôn kính chờ đợi, Mi Sanh lung linh, uyên ương chết mòn nơi cung Quảng Hàn.


秦淮歌遍
才名平秋色
qin huai ge bian che
 ba yan cai ming ping qiu se
Tần Hoài khúc hát nổi danh
Bát diễm tài danh hơn sắc thu
(柳如是)
佳句杯中游
歌舞自
如是光不知愁
一曲新
浮光掠影
liu ru shi
 jia ju bei zhong you
 ge wu zi feng liu
 ru shi feng guang bu zhi chou
 yi qu xin ciyi hu jiu
 fu guang lue ying guo  hua jian xiu
(Liễu Như Thị)
Thơ cú bơi trong chén rượu
Ca múa thật phong lưu
Tựa như quang cảnh chẳng ưu sầu
Một khúc hát hay một bầu rượu
Phù hoa lược ảnh đã qua như một điệu múa
(李香君)
十里烟雨重重灯花逐水流
盛庭筵依旧
琵琶声色悠悠香扇桃花
新辞一阕为君奏
li xiang jun
 shi li yan yu chong chong  deng hua zhu shui liu
 sheng ting hua yan yi jiu
 pi pa sheng se you you  xiang shan tao hua xiu
 xin ci yi que wei jun zou
(Lý Hương Quân)
Mười dặm mưa trùng trùng, đăng hoa trôi theo dòng nước
Sân rộng tiệc to như xưa
Âm sắc tỳ bà du dương, hương quạt lụa đào hoa
Tấu một khúc nhạc hay vì quân vương.
(卞云裳)
落笔行云走文史古今通
百花
华转瞬空青灯素裳亦惊鸿
bian yun chang
 luo bi xing yun zou  wen shi gu jin tong
 ge jue hua lan bai hua dong
 fu hua zhuan shun kong  qing deng su chang yi jing hong
(Biện Vân Thường)
Đặt bút một hàng như mây lượn, văn sử cổ kim tinh thông
Ca tuyệt, họa một bờ rào trăm hoa lay động
Phù hoa chớp mắt thành không, đèn dầu áo trắng kinh hồng nhạn
(董小宛)
小楼醉春乱世宛如梦
香魂半生零落
琴声乱未成曲
金陵舞四方
赏满庭芳
dong xiao wan
 xiao lou zui chun hong  luan shi wan ru meng
 yi luu xiang hun ban sheng ling luo
 qin sheng luan
wei cheng qu diao  xian su qing nong
 jin ling wu si fang
 ba jue gong shang man ting fang
(Đổng Tiểu Uyển)
Tiểu lâu say giấc xuân hồng, loạn thế Uyển như mộng
Một sợi tơ tình, nữa đời linh lạc
Tiếng cầm loạn chưa thành khúc, giai điệu tố tình nồng
Kim Lăng điệu vũ tứ phương
Bát tuyệt cùng thưởng thức khúc “Mãn Đình Phương”
陈圆圆
佳人盼首下帘
霓裳水袖妙歌喉
花好月宫墙
秦淮岸醉王侯
chen yuan yuan
 jia ren qiao pan shou  cui ge xia lian gou
 ni chang shui xiu miao ge hou
 hua hao yue yuan  gong qiang liu
 wu jue qin huai an  zui wang hou
(Trần Viên Viên)
Giai nhân ngước nhìn lên mái lầu xanh
Múa điệu nghê thường như nước, tiếng hát diệu kỳ
Hoa đẹp trăng tròn liễu xanh tường
Múa điệu tuyệt vũ bên bờ Tần Hoài say đắm bao vương hầu
(寇白
青山白云幽幽相思曲不休
今朝红尘看透
门车马匆匆再又登金陵楼
黄粱一梦情
kou bai men
 qing shan bai yun you you  xiang si qu bu xiu
 jin zhao hong chen kan tou
 zhu men che ma cong cong  zai you deng jin ling lou
 huang liang yi meng qing nan liu
(Khấu Bạch Môn)
Thanh Sơn mây trắng  u u , khúc tương tư chưa dứt
Giờ đây hồng trần nhìn thấu
Lầu son xe ngựa vội vội rồi lại bước lên Kim Lăng lầu
Giấc mộng hoàng lương tình khó giữ

醉点金湘裙温柔
从来画梁
何必惹愁素手妙笔添
ma xiang lan
 zui dian jin chai liu xiang qun lian wen rou
 cong lai huan ge rao hua liang
 he bi re chou chang  su shou miao bi tian lan fang
(Mã Tương Lan)
Điểm nhành kim thoa, lưu tương quần thật ôn nhu
Đến giờ khúc hoan ca vẫn vương vấn trên bức họa triều Lương
Hà tất phải sầu bi, tay ngọc đặt bút vẽ nhành hoa lan
眉生)
江湖名远扬眉楼玉生香
侠骨柔肠艳冠八方
待君金玉鸳鸯
gu mei sheng
 jiang hu ming yuan yang  mei lou yu sheng xiang
 xia gu rou chang yan guan ba fang dai jun gui
jin yu man tang  yuan yang cheng shuang
( Cố Mi Sinh)
Giang hồ nổi danh Mi, lầu ngọc tỏa “hương”
Hiệp cốt nhu tràng, sắc đẹp nổi danh bát phương
Đợi quân vương trở về, kim ngọc mãn đường, uyên ương thành đôi
Giải thích:
Phù quang lược ảnh: là danh lợi chìm nổi dễ có dễ mất, trôi qua rất nhanh.
Thanh đăng: ngọn đèn trong chùa
Tố thường: áo nâu song hay áo trắng của sư sãi
Mãn Đình Phương một khúc nhạc cổ đồng thời cũng là một bài thơ của Tần Quán
Giấc mộng Hoàn Lương:
Câu chuyện “Hoàng lương nhất mộng” (giấc mộng kê vàng) bắt nguồn từ truyện “Chẩm trung ký” của Trầm Ký Tế đời Đường. Chuyện kể rằng, có một chàng thư sinh nghèo họ Lư. Một hôm, nhân chuyến đi chơi, anh vào nghỉ trong một quán trọ. Lúc chủ quán trọ bắc nấu một nồi kê vàng, thì chàng trai lên giường đi ngủ. Trong giấc ngủ, chàng trai mộng thấy mình lấy vợ và sinh con, sự nghiệp thuận buồm xuôi gió, tận hưởng vinh hoa phú quý, và cuộc sống sung sướng, thoải mái ấy kéo dài cho đến lúc già chết. Nhưng khi tỉnh dậy, kê vàng vẫn còn chưa chín. Sự gợi ý của câu chuyện này là: Đời người như giấc mộng, tất cả sang hèn, giàu nghèo, đều như mộng, như huyễn.
Lưu tương quần: một loại y phục như váy
Hiệp cốt nhu tràng: hiệp nghĩa, lòng dạ tốt bụng,
Kim ngọc mãn đường: diễn tả giàu sang phú quý
Chú thích về Bát Diễm
( sưu tầm google)
Phong lưu nữ hiệp Khấu Bạch Môn
Trường trai tú phật Biện Ngọc Kinh
Hiệp cốt phương tâm Cố Mi Sanh
Diễm diễm phong trần Đổng Tiểu Uyển
Phong cốt tằng tuấn Liễu Như Thị
Hiệp can nghĩa đảm Lý Hương Quân
Khuynh quốc danh cơ Trần Viên Viên
Linh tú đa tài Mã Tương Lan
 

Phong lưu nữ hiệp Khấu Bạch Môn

Khấu Bạch Môn tên Mi, tự Bạch Môn, là một trong Tần Hoài bát diễm thời Minh mạt Thanh sơ.
Bản Kiều Tạp Ký viết: “Bạch Môn dáng người xinh đẹp, phong lưu cởi mở[1],
tài viết nhạc, họa lan khéo, hiểu biết niêm vận, giỏi ngâm thơ, những thứ học
qua không có gì là không tinh thông.” Bản tính Bạch Môn vốn đơn thuần
chẳng chút sâu sắc[2], do vậy mà quyết định của nàng trong vấn đề tình cảm dẫn tới bi kịch. Tàn xuân năm Sùng Trinh thứ 15[3], thanh thế hiển hách công thần Bảo Quốc công Chu Quốc Bật tiền hô hậu ủng dẫn sai dịch tới thu thuế Khấu gia. Sau vài phen gặp gỡ, Bạch Môn cảm thấy Chu nho nhã phép tắc, ôn nhu thân thiết, đối với hắn có ấn tượng đẹp. Vì vậy, khi Chu ướm lời dạm hỏi, nàng liền đồng ý tuân theo. Cũng năm đó, trong một đêm thu, cô gái 17 xuân xanh Khấu Bạch Môn điểm trang rực rỡ bước lên kiệu hoa. Phong tục Minh triều ở thành Kim Lăng, hễ nữ tử
phường hát hoàn lương hay hôn thú, tất phải tiến hành vào ban đêm. Chu Quốc Bật muốn hiển thị oai phong, đặc phái 5 ngàn binh sĩ cầm đèn hoa, trải dài từ Vũ Định kiều đến tận cầu nhỏ bên trong Chu phủ. Cuộc nghênh hôn này rầm rộ nhất Nam Kinh thời đó, cảnh tượng huy hoàng không gì sánh nổi. Chu Quốc Bật thực tế là một quan viên xảo quyệt miệng lưỡi. Hắn nghênh thú Khấu Bạch Môn nhất thời chỉ để mua vui; sau vài tháng, thói bạc tình ngày càng lộ rõ, gạt Khấu thị qua một bên, chứng nào tật nấy ngựa quen nết cũ, lê la đến thăm cây liễu ở Chương Đài[4].Năm 1645, Thanh binh nam hạ. Chu Quốc Bật đầu hàng Thanh triều, không lâu thì đem gia quyến nhập kinh sư nhưng bị Thanh đình giam lỏng. Chu đương lúc quẫn bách, muốn đưa Bạch Môn cùng các ca cơ tỳ nữ đồng bán một loạt. Nàng rằng: “Chàng bán thiếp bất quá chỉ trăm lượng… bằng để thiếp về Nam, trong khoảng thời gian một tháng sẽ có đủ vạn lượng báo đáp.” Chu ban đầu ngần ngừ, nhưng rồi cũng ưng. Khấu Bạch Môn một mình một ngựa[5] cùng tỳ nữ Đậu nhi hấp tấp trở lại Kim Lăng nhờ tỷ muội ở viện cũ bang trợ, thu thập được 2 vạn lượng bạch ngân đưa cho Chu. Chu đã được bạc, lại còn mộng tưởng chuyện sum vầy, nhưng bị Khấu thị cự tuyệt: “Khi xưa chàng dùng bạc chuộc thiếp ra, bây giờ thiếp cũng dụng cách ấy hồi đáp chàng[6].” Mọi sự coi như liễu kết từ đây.Khấu thị quay lại Kim Lăng, được người đời xưng tụng là nữ hiệp; nàng ở “Trúc Viên đình, kết tân khách, ngày ngày bầu bạn với văn nhân tao khách,
vui chén luận đàm, hoặc ca hoặc khóc, tự than thở mỹ nhân yểu mạng, lại thương cảm nỗi hồng đậu phiêu linh[7].”Sau, nàng theo một vị Hiếu liêm ở Dương Châu, bất đắc ý lại trở về Kim Lăng lưu lạc phường hát, cuối cùng bệnh mà chết. Đương thời, lãnh tụ đảng Đông Lâm là Tiền Khiêm Ích có làm bài thơ “Khấu Bạch Môn” truy điệu nàng trong văn đàn tế tửu. Bài thơ như sau:Khấu gia tỷ muội tổng phương phi
Thập bát niên lai hoa tín mê
Kim nhật Tần Hoài khủng tương trực
Phòng tha hồng lệ nhất triêm y.Tùng tàn hồng phấn niệm quân ân
Nữ hiệp thùy tri Khấu Bạch Môn?
Hoàng thổ cái quan tâm vị tử
Hương hoàn nhất lũ thị phương hồn[8].Hiệp cốt phương tâm Cố Mi SanhCố Mi Sanh tức Cố Mị, nguyên người Nam Kinh, Bản Kiều Tạp Ký chép: “Cố Mị tự Mi Sanh, tên Mị, hiệu Hoành Ba, sau đổi là Thiện Trì. Người trang nghiêm tịnh nhã, phong độ siêu quần; tóc mai như mây biếc[1], hoa đào xấu hổ, lưng ong nhỏ nhắn, eo thon nhẹ nhàng. Thông văn sử, vẽ hoa lan rất khéo, tài ngang với Mã Thủ Chân[2], nhưng tư dung xem có phần hơn, được tôn xưng là Nam Khúc đệ nhất nhân.” Đủ thấy nàng không những dáng vẻ thùy mị đáng yêu, lại còn đầy đủ văn tài nghệ kỹ.

Trứ danh văn nhân Dư Hoài với Cố Mi tình thâm nghĩa hậu; nhưng sau, Cố và Lưu Phương ước hẹn làm phu phụ, không lâu thì bội ước lên kiệu hoa về làm thiếp của một trong Giang Tả Tam Đại gia đã đầu hàng Thanh binh là Cung Đính Sơn. Lưu do đó phẫn uất lấy thân tuẫn tình. Cung được Cố Mị, cực kỳ sủng ái, nhân thế mới đặt hiệu là Thiện Đặc[3], về sau lấy Cố làm thê, quan phong đến hàng nhất phẩm. Cung lúc đó là Thanh triều Lễ bộ Thượng thư, được tứ phương danh sĩ tại kinh sư kính ngưỡng trọng vọng, phàm có khách tới cầu Cung về thi thư họa, thảy đều do Cố Mị đại bút, thanh danh tài khí của nàng càng thêm thịnh. Cố thị bèn lợi dụng địa vị chính trị của Cung, đối với kháng Thanh chí sĩ khẳng khái chu cấp giúp đỡ.

Năm 1657, Cung đem Cố Mị du ngoạn Kim Lăng, trọ lại bên bờ sông Tần Hoài trong khu hoa viên gần Đại Du phường. Có một ngày, nàng đưa cho Cung một bài thơ, đại ý nói nàng ở Văn Đức kiều gặp Diêm Nhĩ Mai trong bộ y phục hòa thượng. Cung ấm ớ giật mình. Nguyên lai Diêm là Cử nhân của Bái huyện, lúc Thanh binh xuôi nam thì ông ta ở Từ Châu khuyên Sử Khả Pháp suất lĩnh ba quân ngược bắc lên Sơn Đông ngăn lại; những năm đó ông ta lưu lạc khắp nơi cổ xúy phản Thanh phục Minh, bị Thanh triều truy lùng. [Cung] Bắt được tin đồn rằng Diêm Nhĩ Mai ẩn náu đâu đó trong khuôn viên thôn đường, lần này cho Thanh quân tứ bề bao vây đen kịt, may nhờ Cố Mị cơ trí bảo hộ, che đậy cho Diêm cuối cùng được thoát hiểm. Đại tài tử Viên Mai tán thưởng: “Lễ hiền ái sĩ, hiệp nội tuấn tằng.”

Cuối thu năm 1664, ngõ phố Thiết Sư Tử tại Bắc Kinh, Cố Mị trong Cung phủ ngọa bệnh mà mất. Số xe điếu tang ước lượng trăm chiếc; xa xôi tận Giang Nam có Diêm Nhĩ Mai, Liễu Kính Đình, Dư Hoài[4] nơi An Huy (Lư châu), vì nàng mà khai điếu thiết tế. Cung về lại Trường Bổng tự ở Bắc Kinh cất Diệu Quang các, tập hợp những mẩu chuyện làm thành Bạch Môn Liễu Truyền Kỳ lưu truyền hậu thế.

Hiệp can nghĩa đảm Lý Hương Quân

Danh kỹ trên sông Tần Hoài là Lý Hương Quân, bên mình lúc nào cũng mang một chiếc quạt lụa, mặt quạt làm bằng tơ lụa trắng tinh, trên mặt vẽ một bức vẽ hoa đào, sắc thái đậm đà đẹp đẽ, do đó gọi là “quạt hoa đào” (Đào hoa phiến). Bức vẽ trên chiếc quạt ấy tuyệt nhiên không phải do tay danh gia nào
vẽ, vậy vì sao Lý Hương Quân lại xem đó như một vật quý giá vô cùng? Vốn là hoa đào vẽ trên mặt quạt ấy, không phải vẽ bằng chất liệu vẽ bình thường, mà là máu tươi của Lý Hương Quân đổ ra vẽ thành, ngưng kết trên mặt quạt ấy là câu chuyện tình ai diễm triền miên giữa nàng và tình lang Hầu Phương Vực,và cũng là toàn bộ ước nguyện của nàng ở kiếp này.Lý Hương Quân là kỹ nữ trong Mỵ Hương Lâu bên bờ sông Tần Hoài, Mỵ Hương Lâu được xây dựng cực kỳ tinh xảo, đứng soi bóng xuống dòng nước, đứng trên lầu tựa lan can nhìn ngắm, thấy khói nước xanh biếc, thâu vào tầm mắt bao nhiêu là họa thuyền rực rỡ như dệt lụa trên sông Tần Hoài.Chủ nhân của Mỵ Hương Lâu là Lý Đại Nương, thuở còn trẻ bà cũng là kỹ nữ bên sông Tần Hoài, sau khi lớn tuổi, liền dùng tài sản tích góp được xây dựng nên tòa Mỵ Hương Lâu này, thu nhận và nuôi dưỡng bao nhiêu là con gái, dùng thơ rượu ca múa để tiếp khách, trong thành Nam Kinh cũng có một chút danh tiếng. Gương mặt đáng kể nhất chống giữ cho Mỵ Hương Lâu chính là Lý Hương Quân. Cô nương này từ nhỏ đã lớn lên bên cạnh Lý Đại Nương, làm thơ, đọc sách, gảy đàn, vẽ tranh, ca múa, đều được Lý Đại Nương dạy bảo kỹ lưỡng rành rẽ, về tính tình cũng học được nét hào sảng hiệp nghĩa của Lý Đại Nương, thật là khiến cho mọi người đều thương mến. Nhưng nói khi Lý Hương Quân lớn lên rồi, lại có nét riêng của nàng, dáng người nàng xinh tươi nhỏ nhắn, mềm mại lung linh, đầu mày cuối mắt đều xinh đẹp diễm lệ, miệng nhỏ môi nhạt, vẻ bề ngoài biết bao xinh đẹp, từng ly từng tí đều đáng là kiểu mẫu. Nhân nàng yêu kiều nhỏ nhắn mà xinh đẹp thơm tho, nên trong tên mới mang một chữ “hương”, do đó các khách khứa đều gọi đùa nàng là “hương phiến trụy” (tua quạt thơm), lại đúng hợp với phong thái và mùi thơm của nàng.Mỵ Hương Lâu tiếp liền với các kỹ lâu cao cấp cùng hạng khác bên bờ sông Tần Hoài, trong các kỹ lâu loại này kỹ nữ đa phần là bán nghề để mua vui chứ không bán thân, Lý Hương Quân cũng là điển hình của loại này. Nhân vì Lý Đại Nương trượng nghĩa hào sảng lại hiểu biết phong nhã, do đó khách đến Mỵ Hương Lâu quá nửa là kẻ văn nhân tao nhã cùng với các quan lại chính trực trung trinh, chịu ảnh hưởng từ đó, Lý Hương Quân từ khi tuổi còn nhỏ đã hiểu biết phân biệt được tốt xấu trung gian. Lần thứ nhất gặp Hầu Phương Vực, một ánh mắt đã xiêu lòng, khi ấy Lý Hương Quân mới vừa mười sáu tuổi.Hầu Phương Vực, tự Triều Tông, người ở Thương Khâu, Hà Nam, tổ phụ Hầu Chấp Bồ là quan thái thường khanh triều Minh, phụ thân là Hầu Tuân, từng làm qua chức Hộ bộ thượng thư, đều là bậc trung thần cương trực thẳng thắn. Hầu Phương Vực từ nhỏ theo học thi thư với bậc danh sĩ ở quê là Nghê Nguyên Lộ, tỏ ra mẫn tuệ đa tài, tiến bộ rất nhanh. Năm Sùng Trinh thứ mười sáu, Hầu Phương Vực hai mươi hai tuổi liền đến Nam Kinh tham gia kỳ thi Hội về Lễ. Tự cậy mình tài học giỏi giang, Hầu Phương Vực trẻ tuổi bồng bột tuyệt không coi việc ứng thí khi đó là chuyện quan trọng, lại đến đất cũ Lục triều phồn hoa, đèn hồng rượu lục, lưu thắm tràn hương, chàng không khỏi có ý muốn bước chân vào chốn gió trăng. Hôm ấy, có lời giới thiệu của bạn là Dương Long Hữu, chàng hâm mộ danh tiếng đến chơi Mỵ Hương Lâu, để nhìn xem phong thái của “tua quạt thơm” Lý Hương Quân. Vừa bước vào phòng Lý Hương Quân, chỉ thấy trong nhà trưng bày đầy các thứ thư họa cổ ngoạn, không hề có một chút ý tứ thanh tân nào, thật khác xa với những hạng lầu xanh khác. Lý Hương Quân mỉm cười yểu điệu, thi lễ mời khách ngồi, lập tức có thị tỳ đưa đến trà thanh và các thức trái cây, khi đó Hầu Phương Vực lại bị một bức tranh treo trên vách tường ngay trước mặt hấp dẫn, đó là một bức “Hàn sơn hiểu phiếm đồ” (buổi sớm chèo thuyền qua núi Hàn), trên dòng sông xanh phủ tràn tuyết lạnh, một chiếc thuyền côi lơ lửng giữa dòng, trời xanh xanh, đất mênh mang, thật là một cảnh ý xa vời đạm bạc, trên tranh có đề một bài thơ:
Sắt sắt tây phong tịnh viễn thiên
Giang sơn như họa kính trung huyền.
Bất tri hà xứ hạc ba tẩu
Nhật xuất hô nhi phiếm điếu thuyền
Gió tây thổi san sát, trời xa trong trẻo
Sông núi như vẽ còn lại trong gương
Chẳng biết sóng nhỏ chạy về nơi nào
Mặt trời mọc, gọi nhà thuyền chèo chiếc thuyền câu
Trên tranh chưa có lạc khoản, có lẽ không phải là của tay danh gia nào, Hầu
Phương Vực hỏi rằng: “Bức tranh này là ai vẽ thế?” Lý Hương Quân thấy chàng ngắm bức tranh chăm chú như thế, hơi có vẻ xấu hổ khẽ nói: “Là do
tiểu nữ vẽ chơi thôi, không đáng nhắc đến.” “Là do nàng vẽ?” Hầu Phương Vực không dám tin ngay cô gái lầu xanh xinh đẹp nhỏ nhắn non nớt bẽn lẽn
đó lại có thể sáng tác được những thư họa thần tình đến vậy, thật khiến người
ta phải lau mắt xem lại. Bắt đầu là chuyện về bức họa đó, tiếp theo hai người
càng nói chuyện càng hợp ý, đôi bên cảm thấy như đã quen biết từ trước. Trước khi rời đi, Hầu Phương Vực cũng cầm bút làm một bài thơ, đưa cho Lý Hương Quân làm lễ vật nhân lần đầu gặp nhau, thơ rằng:Xước ước tiểu thiên tiên
Sinh lại thập lục niên
Ngọc sơn bán phong tuyết
Dao trì nhất chi liên
Vãn viện hương lưu khách
Xuân tiêu nguyệt bạn miên
Lâm hành kiều vô ngữ
A mẫu tại bàng biên.Vị tiên nhỏ trên trời ẻo lả, sinh ra đã mười sáu năm
Núi ngọc nửa ngọn phủ tuyết, Dao trì một cành sen
Viện buổi chiều mùi thơm lưu giữ khách, đêm xuân trăng kề trong giấc ngủ
Lúc ra đi (nàng) nũng nịu mà không dám nói (vì) có mẹ ở bên cạnh.Một mối tình hoài mừng vui kính mến đều đã biểu lộ ra trong thơ, một người là thiếu niên văn nhã, phong lưu lỗi lạc, một người là ngọc nữ lầu xanh yểu điệu đa tình, huệ chất lan tâm, sau mấy lần gặp nhau, đã cùng chung đôi rơi vào biển tình, triền miên khôn gỡ. Lại nói phong tục thuở ấy, khi người khách nào để ý một người kỹ nữ, thì có thể xuất tiền của ra sắp đặt lễ nghi long trọng, lại đưa một khoản tiền lớn cho kỹ viện, rồi người kỹ nữ ấy mới có thể chuyên tâm hầu hạ một người khách ấy thôi, lề tục ấy gọi là “sơ lộng”. Tùy theo danh vị người sơ lộng cao thấp khác nhau mà tài vật sơ lộng cũng không giống nhau, như Lý Hương Quân ấy vốn là một kỹ nữ nổi tiếng, lễ sợ lộng tất phải mời kẻ nhã sĩ phong lưu giàu có thể diện, mức độ tiệc tùng tự nhiên cũng phải cao, tiền lễ cho mụ dầu phải hậu, tuyệt không thể đến lượt kẻ không có mặt mũi gì. Khi ấy Hầu Phương Vực là kẻ xa nhà đi thi, không đem theo nhiều bạc bên mình, có lòng mơ tưởng được sơ lộng Lý Hương Quân, mà lại không có chút khả năng.

Chính lúc chàng gặp nỗi khó, người bạn Dương Long Hữu lại “tuyết đến cho
than”, hết sức trợ giúp tiền bạc cho chàng. Khi đó chàng một lòng vội vã
thu xếp mọi việc, cũng không kịp để ý hỏi kỹ Dương Long Hữu vì đâu lại giúp
tiền cho chàng, chỉ nói rằng ngày sau nhất định sẽ trả. Đã có vốn rồi, việc chu
biện nghi thức sơ lộng cứ thế tiến hành vô cùng thuận lợi, đêm ấy Hầu Phương Vực đưa đến một chiếc quạt bằng ngà voi chạm hoa, mặt quạt bằng lụa trắng, tặng cho Lý Hương Quân làm vật định tình, trên cán quạt có buộc một tua quạt bằng hổ phách là vật gia truyền của nhà họ Hầu. Lý Hương Quân thấy rõ tình ý tình thành khẩn nồng nàn của Hầu lang, từ ấy mới giữ chàng ở lại trong Mỵ Hương Lâu.

Một ngày kia, Hầu Phương Vực chợt nhớ ra trong nhà Dương Long Hữu không hề giàu có dư dật, tự mình có thể lấy đâu ra một lượng tiền lớn để giúp chàng? Chàng cùng Lý Hương Quân nói về chuyện đó, Hương Quân cũng cảm thấy sự việc xảy ra quá dễ dàng thuận lợi, mới khuyên Hầu Phương Vực họp mặt hỏi cho rõ ràng. Hỏi han qua một lượt, cuối cùng nguyên nhân thật như đùa, hóa ra số tiền đó hoàn toàn không phải là của Dương Long Hữu xuất ra, mà là của Nguyễn Đại Việt thông qua Dương Long Hữu gửi tặng đến cho Hầu Phương Vực để kết nhân tình. Nguyễn Đại Việt là nhân vật thế nào? Vì sao y lại đưa tiền cho Hầu Phương Vực? Việc ấy tất nhiên là có nguyên nhân. Nguyễn Đại Việt là tiến sĩ năm Vạn Lịch thứ 44 đời vua Minh Thần Tông, nhiều năm làm quan trong triều, người này âm hiểm ngụy trá, cùng với hoạn quan Ngụy Trung Hiền cầy sói kết bầy làm gian. Trong triều phủ đầy hắc yên chướng khí, năm Sùng Trinh nguyên niên đời Minh Tư Tông, Ngụy Trung
Hiền bị diệt trừ, Nguyễn Đại Việt vì là đồng liêu của kẻ nghịch tặc nên bị triều đình tước bỏ quan tịch, lui về Nam Kinh sống nhàn. Nguyễn Đại Việt bị mất
chức nhưng không cam tâm chịu mai một như thế, y ở Nam Kinh giao thiệp rộng rãi với nhân sĩ trong giang hồ, bên trong ngầm âm mưu hoạch định, chuẩn bị chờ đợi cơ hội lại nổi dậy ở Đông Sơn. Những hạng nghĩa sĩ Giang Nam là Trần Chân Tuệ, Ngô Ứng Cơ, nhìn rõ tâm cơ vô pháp làm loạn của Nguyễn Đại Việt, làm bài “Lưu đô phòng loạn yết” để vạch trần việc y tiến hành âm mưu. Nguyễn Đại Việt đã vừa buồn bực vừa tức giận lại sợ bị hại, chỉ là khi ấy trong tay vô quyền, không có cách nào bắt giữ bọn họ, chỉ đành đóng cửa tạ khách, sống kín đáo ít ra ngoài, chỉ ngầm đi lại với Mã Sĩ Anh.

Hầu Phương Vực cùng bọn Trần Chân Tuê, Ngô Ứng Cơ nhân vì chí đồng đạo hơp mà kết giao cùng chống kẻ nghịch, Nguyễn Đại Việt biết được Hầu Phương Vực ở thành Nam Kinh đang lúc thiếu tiền chi dụng, muốn nhân cưỡi ngựa phá ải, liền đặt kế nhờ Dương Long Hữu đem tiền đến giúp Hầu Phương Vực, lại muốn ngăn ngừa chàng cự tuyệt, nên ban đầu lại để Dương Long Hữu tạm giấu diếm thực tình. Mục đích của việc làm này của y không ngoài ý muốn thông qua việc lôi kéo Hầu Phương Vực mà hoà hoãn mối quan hệ với bọn Trần Chân Tuệ, khiến cho bọn họ không còn đối chọi với mình, khi đó y có thể muốn gì làm nấy.

Hầu Phương Vực sau khi đã mười phần hiểu được chân tướng thì vô cùng tức giận, chàng vốn thống hận Nguyễn Đại Việt nhân phẩm vào hạng gian tà, đã từng cùng với bọn Trần Chân Tuệ bút lưỡi xung sát, vỗ tay hả dạ, thế mà nay trong lúc không hay không biết lại tiêu tiền của Nguyễn Đại Việt, lòng chàng hổ thẹn khó chịu biết là chừng nào! Chàng quyết ý lập tức đem tiền hoàn trả lại cho Nguyễn Đại Việt, để đoạn tuyệt với dụng tâm bất lương của kẻ gian nhân, nhưng trong nhất thời biết đi đâu mà kiếm ra số tiền đó được? Lý Hương Quân rất nhanh chóng hiểu thấu tâm sự của chàng. Đương nhiên nàng cố gắng chi trì ý nguyện của chàng, rồi lại trợ giúp chàng vượt qua cửa ải khó này. Lý Hương Quân đem bán hết mấy món trang sức mình yêu thích, lại vay thêm ít tiền của các chị em, gom lại tính tổng cộng cũng tạm đủ số, giao cho Hầu lang. Hầu Phương Vực bị mối tình tri kỷ sâu sắc của Lý Hương Quân đánh động, chàng ôm chặt lấy thân thể xinh đẹp nhỏ nhắn của nàng, cảm kích không nói nổi nên lời. Số tiền ít ỏi đó lại qua tay Dương Long Hữu trả lại cho Nguyễn Đại Việt, Nguyễn Đại Việt thấy thế, cả giận biến cả sắc mặt, nghiến răng nghiến lợi mà nói rằng:
“Lão phu có ý muốn kết giao với các ngươi, mà mấy thằng tiểu tử các ngươi
lại dám khí ngạo như thế, để xem lão phu về sau còn sống ngày nào, nhất định phải làm cho các ngươi không ngẩng mặt lên được!”

Thời cuộc quả nhiên chẳng mấy chốc phát sinh biến cố, Lý Tự Thành công phá Bắc Kinh, hoàng đế Sùng Trinh treo cổ tuẫn quốc, Phúc vương Chu Do Tung được một đám cựu thần ủng hộ, kiến lập hoàng triều mới Hoằng Quang ở Nam Kinh, Mã Sĩ Anh trở thành đại thần chấp chính, ngay lập tức dùng Nguyễn Đại Việt làm Binh bộ thị lang, sau đó lại thăng làm Binh bộ thượng thư.Lại được nắm đại quyền, Nguyễn Đại Việt vô cùng đắc ý, trên lưng ngựa thẳng tay thanh trừ những kẻ dị biệt, bọn Trần Chân Tuệ, Ngô Ứng Cơ trong chớp mắt đều bị bắt giam vào ngục. Hầu Phương Vực sau khi biết được tin tức, hiểu rõ bàn tay đen đang rất nhanh chóng hướng về phía mình, chỉ còn cách xa chạy cao bay mới có thể thoát được nạn này.Đó là một đêm khuya không trăng không sao, ánh đuốc mờ ảo trong Mỵ Hương Lâu soi chiếu hai bóng người khôn xẻ khôn chia, thời gian từng giây từng giây dần trôi qua. Hầu Phương Vực mấy phen đã định dời bước nhưng rồi đều ngừng lại, ôm chặt lấy Lý Hương Quân trong nỗi nhớ nhung day dứt, trong mắt chứa chan thê thiết. Chàng than một tiếng, nói: “Nhân sinh nan đắc nhất tri kỷ, thiên hạ thương tâm thị biệt ly, vì sao chúng ta lại không thể không chia lìa thế này!”

Lý Hương Quân gượng ngăn dòng lệ chỉ đang chực trào ra khóe mắt, yên ủi tình lang rằng: “Có nỗi khổ biệt ly, mới có niềm vui gặp lại, nam nhi giỏi chí
ở bốn phương, há lại để tráng chí hào tình tiêu ma trong Mỵ Hương Lâu. Huống chi nỗi tan hợp trong kiếp người là ở tại lòng chứ không phải tại cảnh, đấy với đây ví như không thể đôi lòng gắn bó, thì dẫu ngày ngày cùng giường chung gối, cũng như cách lìa nghìn dặm, chỉ cần anh và em mãi mãi kết đồng tâm, thì dầu cách xa nghìn núi vạn sông, khác gì mộng hồn lui tới!”

Lời nói của Lý Hương Quân mang lại cho Hầu Phương Vực thêm một phần kiên nghị, một phần sức mạnh, chàng cuối cùng cũng gạt lệ lìa xa thành Nam Kinh, vượt sang Giang bắc, tìm đến dưới cờ của chính đô đốc quân đội Dương Châu Sử Khả Pháp. Sử Khả Pháp là môn sinh của phụ thân Hầu Phương Vực, trung trinh cảnh trực vì người, ở Dương Châu gấp rút tăng cường thao luyện quân mã, chuẩn bị kháng cự quân Thanh nam hạ. Hầu Phương Vực được xếp đặt làm công tác văn thư bên cạnh Sử Khả Pháp, hiệu lực trong việc kháng Thanh báo quốc, làm cho tráng chí của Hầu Phương Vực cũng được hả. Chàng cùng Lý Hương Quân ở Nam Kinh vẫn thường xuyên thư tín đi lại, trút nỗi tương tư, kể chuyện tâm tình, kẻ đấy người đây vẫn khăng khít kết liền cùng nhau.

Từ lúc Hầu lang ra đi, Lý Hương Quân được sự đồng ý của Lý Đại Nương, gột rửa duyên hoa, đóng cửa không tiếp khách, ngày ngày chỉ ngồi ngắm chiếc quạt lụa định tình, rõ ràng biểu thị nàng một lòng chờ Hầu công tử trở lại. Có rất nhiều quan lại hiển quý ngày ngày tới thăm mong nàng đổi ý, nhưng người con gái đó trái tim sắt đá, kiên quyết cự tuyệt, khách nhân chỉ còn nước ngóng lên lầu mà than.

Thế nhưng, không lâu sau thì xuất hiện một người thật khó đối phó, người này là Thiêm Đô ngự sử Điền Ngưỡng, ông ta vận chuyển lương từ Dương Châu tới Nam Kinh, giúp đỡ cho triều đình của Hoằng Quang rất nhiều, trở thành người rất được Hoằng Quang đế coi trọng.

Mã Sĩ Anh cùng Nguyễn Đại Việt đại diện cho Hoằng Quang thần tử mở tiệc lớn để tẩy trần cho ông ta. Bấy giờ, Điền Ngưỡng nghe đến tên của danh kĩ Lý Hương Quân trên sông Tần Hoài đã lâu, muốn lấy nàng làm thiếp. Nguyễn Đại Việt nhanh chóng chộp lấy cơ hội, hắn từ lâu đã muốn báo thù Hầu Phương Vực và Lý Hương Quân, chỉ là Hầu Phương Vực nghe nói đã đi xa, khiến hắn chưa hạ thủ được. Bây giờ nếu có thể đẩy Lý Hương Quân làm thiếp của Điền Ngưỡng, một mặt có thể làm vui lòng Điền Ngưỡng, một mặt cũng chia rẽ được đôi uyên ương đó, thật là hả cái giận trong lòng, đúng là nhất tiễn hạ song điêu.

Ngày hôm sau, Nguyễn Đại Việt sai người mang rất nhiều tiền vàng đến Mị Hương Lầu làm sính lễ, Lý Hương Quân không thương lượng gì chỉ một câu cự tuyệt, nàng nói: “Hầu công tử tuy phiêu bạt bên ngoài, nhưng rồi sẽ có một ngày chàng quay lại, trước đây tôi đã từ chối nhiều người có thịnh tình, hôm nay đương nhiên không thể tiếp nhận sính lễ của đại nhân.”
Đâu ngờ rằng Nguyễn Đại Việt đã chuẩn bị kiệu hoa sẵn sàng ở bên dưới Mị Hương Lâu, hắn cho rất đông lính tiến lên trên lầu, Lý Đại Nương không thể ngăn trở, bọn chúng khiến người ta không còn một con đường chọn lựa nào khác. Lý Hương Quân bị bức đến không còn đường để đi, đành phải đáp ứng đi xuống.

Nàng nói thác rằng phải lấy trang sức, lấy xong sẽ lập tức lên kiệu. Đám người
rước dâu chờ bên dưới một lúc, bỗng nghe một tiếng “binh” rất lớn vang lên,
tiếp đó truyền đến tiếng của thị tì hô lớn: “Không xong rồi, tiểu thư nhảy lầu
rồi!” Người trong phòng một phen thất kinh, liền nhảy ra ngoài xem xét, chỉ
thấy Lý Hương Quân trong hoa phục nằm bên cạnh một bức tường, không động đậy gì, trên đầu chảy ra một dòng máu tươi, nhuộm hồng cả đôi má và trang phục. Trong lòng nàng còn ôm chặt chiếc quạt lụa trắng mà Hầu Phương Vực tặng, trên mặt loang lổ vết máu. Những người đến rước dâu thấy nhốn nháo sắp có án mạng, sợ không dám ở lại, liền lẳng lặng mang kiệu hoa trở về.

Lý Đại Nương cùng đám tỷ muội trong Mị Hương Lâu đem Lý Hương Quân vào phòng, cấp tốc cho người đi mời đại phu. Dương Long Hữu sống tại gần đó biết tin đến nơi thì thấy trong viện không bóng người, chỉ còn một chiếc quạt lụa nằm cô quạnh trên đất. Dương Long Hữu nhặt được chiếc quạt, ngồi ngắm hồi lâu, cảm khái sự trinh liệt của Lý Hương Quân, trong đầu bỗng nảy ra ý nghĩ kì diệu. Sau khi vào thăm Lý Hương Quân vẫn hôn mê bất tỉnh, Dương Long Hữu mang chiếc quạt lụa rời khỏi Mị Hương Lâu, về tới nhà mình lập tức ngồi vào trong thư phòng, lấy bút vẽ lên trên mặt chiếc quạt lụa còn lưu vết máu, huyết tích dần dần trở thành một đoá hoa đào tươi đẹp, rồi lại lấy mực vẽ thêm cành lá, cuối cùng từng nét từng nét vẽ thành một bức tranh hoa đào. Dương Long Hữu ngắm chiếc quạt hồi lâu, lại đề lên mặt quạt ba chữ: Đào Hoa Phiến, đợi Lý Hương Quân tỉnh dậy sẽ trả lại.

Lý Hương Quân sau thời gian điều trị, thương thế đại khái đã thuyên giảm, lúc
này Điền Ngưỡng đã rời khỏi Nam Kinh, việc nạp thiếp cũng đã bỏ quên. Thế nhưng kẻ âm hiểm ác độc Nguyễn Đại Việt tịnh không bỏ qua cho nàng. Hoằng Quang hoàng đế là một tên ngu hèn vô năng, đất nước đang khó khăn ngập đầu lại không chủ trì quốc sự, hàng ngày chỉ biết ngập trong tửu sắc ca múa. Thấy ông ta ghét ca kỹ trong cung hát múa nội dung đơn điệu nhạt nhẽo, Nguyễn Đại Việt làm mọi cách để lấy lòng, tự tay chấp bút soạn ra ca từ kịch bản, lại tới ca lâu kỹ viện ở sông Tân Hoài để tuyển ca kỹ đưa vào cung cho Hoằng Quang đế. Chờ Lý Hương Quân thương thế lành lại, Nguyễn Đại Việt lập tức soạn một thánh dụ của hoàng đế, triệu nàng nhập cung làm ca cơ. Một chiêu này quả thật khiến Lý Hương Quân không còn cách chống lại, nàng là nữ tử chốn thanh lâu, làm sao mà dánh kháng lệnh thánh thượng. Cung môn nhất nhập sâu tự hải, biết đến ngày nào mới gặp lại Hầu lang?

Nàng muốn gửi bức thư đến tình lang nơi phương xa, để chàng trở về gặp mặt một lần, thế nhưng chiến sự đương lúc khẩn yếu, thư tín căn bản không thể gửi đi. Mang theo lòng quyến luyến và hối hận vô hạn, Lý Hương Quân tiến nhập hoàng cung, mang theo chiếc quạt hoa đào được vẽ từ máu. Chẳng bao lâu sau, quân Thanh công hạ Dương Châu, Hoằng Quang đế bỏ chạy, cuối
cùng bị bộ tướng bắt nộp cho Thanh binh, thành Nam Kinh không đánh tự thua.

Lúc thành Nam Kinh bị phá, Lý Hương Quân và vài cung nhân khác nhân lúc ban đêm đào thoát, trên đường phố một cảnh hỗn loạn, quân Thanh thiêu sát cướp bóc, nạn dân chạy trốn bốn phương. Lý Hương Quân bước thấp bước cao nhắm bờ sông Tần Hoài mà chạy tới, chỉ thấy ngọn lửa ngút trời, bầu trời đêm đỏ rực như máu. Khó khăn lắm mới chạy tới cầu Trường Bản, đứng tại đầu cầu nhìn thấy Mị Hương Lâu cũng đã bị ngọn lửa nuốt gọn.

Lý Hương Quân tim bỗng chùng xuống, đôi chân mềm nhũn, quỵ trên cầu, đầu óc trống không. Đúng lúc đó, thầy dạy nhạc của Lý Hương Quân là Tô Côn Sinh tình cờ đi qua cầu Trường Bản, phát hiện ra nàng đang ngồi trên cầu, liền chạy tới giúp, biết nàng chẳng còn nơi để đi, liền đưa nàng chạy theo dòng nạn dân, đi tới Tô Châu. Kì thật, đêm hôm đó Hầu Phương Vực cũng ở trong thành Nam Kinh, chàng ở Dương Châu bị thất trận phải chạy về Nam Kinh. Về tới nơi chứng kiến thảm cảnh, trong tim chàng lập tức nghĩ tới sự an nguy của Lý Hương Quân. Lửa cháy tràn ngập bờ Tần Hoài, Mị Hương Lâu chẳng còn một ai.

Chàng ở vùng phụ cận của Mị Hương Lâu bồi hồi tìm nàng suốt một đêm, nhưng chẳng thấy bóng của Lý Hương Quân; Lúc đó thật ra Lý Hương Quân vẫn đang ngồi trên cầu Trường Bản Kiều, nhưng trời già trêu ngươi, quyết không để hai người tương ngộ. Lý Hương Quân tới Tô Châu được Tô Côn Sinh chiếu cố, nhưng bởi đi cả đoạn đường dài vất vả, tinh thần lại cực độ bi thương nên nàng lâm trọng bệnh. Tô Châu lúc này rất yên bình, qua một thời gian, Lý Hương Quân gặp lại hảo hữu Biện Ngọc Kinh. Biện Ngọc Knh vốn cũng là danh kỹ Tần Hoài, cùng Lý Hương Quân giao tình rất tốt, hai năm trước nàng tới Tô Châu, bên chân núi lậo nên một tiểu viện thanh nhã. Nhìn thấy hảo hữu lánh nạn như thế, Biện Ngọc Kinh nhiệt tình giữ Lý Hương Quân
ở lại tiểu viện, mời danh y đến chẩn trị. Sau vài lần chẩn đoán thì biết Lý Hương Quân đã bị lao phổi, loại bệnh này lúc đó thật không có thuốc chữa, chỉ có thể tự mình điều lý, miễn cưỡng giữ được sinh mạng.

Dù trong lúc mang bệnh Lý Hương Quân vẫn mong nhớ Hầu lang, nàng ngày đêm ôm chiếc quạt hoa đào nhuộm máu, nhớ lại giọng nói và khuôn mặt của Hầu lang, nước mắt ướt đẫm áo. Tô Côn Sinh là người nhiệt tình, thấy Lý Hương Quân đau đớn chẳng thiết sống, bèn chờ thế cục yên ắng, trở lại Nam Kinh nghe ngóng tin tức của Hầu Phương Vực.

Sau khi hỏi han nhiều nơi, chứng thực Hầu Phương Vực từng ở Nam Kinh đi tìm Lý Hương Quân, sau chẳng có kết quả, thất vọng trở về nhà cũ ở Thương Khâu. Biết tin như vậy Tô Côn Sinh lập tức trở lại Tô Châu thông báo cho Lý Hương Quân, Lý Hương Quân bệnh nặng nằm trên giường, khuôn mặt tiều tuỵ hư nhược vô cùng. Nhìn thấy tình cảnh đó, Tô Côn Sinh trong tim đau xót vô cùng, bèn tự mình ngược bắc lên Thương Khâu, vì đôi tình nhân mà đưa tin tức. Sau khi Tô Côn Sinh bắc thượng không lâu, Lý Hương Quân bắt đầu thổ huyết, bệnh tình ngày một trầm trọng, hít thở càng khó khăn hơn. Để lưu lại di vật, nàng van nài Biện Ngọc Kinh cắt một chòm tóc của mình, cẩn thận cất trong hồng bao, rồi đặt lên trên chiếc quạt hoa đào mà mình trân quý nhất, giao cho Biện Ngọc Kinh, nhờ nàng đưa cho Hầu Phương Vực, rồi lưu lại lời di ngôn: “Công tử vì Đại Minh thủ tiết, đánh đuổi dị tộc, thiếp xuống cửu tuyền không quên hậu ái của công tử.”

Hầu Phương Vực sau khi nhận tin tức từ Tô Côn Sinh, lập tức lên đường tới Tô Châu. Đáng tiếc, lúc chàng tới tiểu viện của Biện Ngọc Kinh, Lý Hương Quân đã trút hơi thở cuối cùng, chỉ để lại cho chàng nhất phiến chí tình, thương tâm vô hạn.

Trường trai tú Phật Biện Ngọc Kinh

Biện Ngọc Kinh tên Tái, có hiệu là “Ngọc Kinh đạo nhân”, thường gọi là Ngọc
Kinh. Nàng vốn xuất thân từ người làm trong nhà quan lại, tỷ muội có hai người, bởi vì cha mất sớm nên phải luân lạc làm ca kỹ, Biện Tái thi cầm thư hoạ không gì không biết, lại thông văn sử. Nàng tinh thông cả hội hoạ, múa bút như mây trôi, “nhất lạc bút tẫn thập dư chỉ”. [1]Mười tám tuổi qua Ngô môn tại Hổ Khâu, nằm ở giữa Tần Hoài và Tô Châu, là ca kỹ nổi danh thời Minh mạt Thanh sơ. Biện Tái thường đối xử với khách nhân không được tốt, nhưng khi gặp được giai nhân tri âm thì lại nói chuyện như mây, khiến người khuynh đảo. Biện Tái từng cùng với thi nhân thời Minh mạt Thanh sơ là Ngô Mai Thôn trải qua một đoạn nhân duyên.Mùa xuân năm Sùng Trinh thứ 14, tại Thắng Sở lâu bên ngoài cửa tây thành Nam Kinh, Ngô Mai Thôn đưa tiễn anh trai mình là Ngô Chí Diễn đi nhậm chức tri phủ Thành Đô thì gặp tỷ muội Biện Tái, nhìn thấy vẻ cao quý thoát tục lại có phần ưu uất của Biện Tái, nhớ tới hai câu thơ nổi tiếng của đất Giang Nam: “Tửu lư tầm Biện Tái. Hoa để xuất Trần Viên.”Bởi vậy họ Ngô bèn thử thí văn tài của Biện Tái, rồi xiêu lòng vì nàng, từ đó
hai người qua lại thường xuyên, cảm tình rất thâm sâu. Sau này Ngô ở Trường Kiền nhận được một bức thư của Biện Tái, biết rằng nàng sẽ gả cho mình, tâm lí rất mâu thuẫn. Nguyên lai y nghe được tin tức, anh trai của Điền thị – sủng phi của Sùng Trình đế là Điền Uyển sắp tới Kim Lăng[2] để tuyển
phi, lại nhìn trúng Trần Viên Viên và Biện Tái. Họ Ngô sợ hãi trước quyền thế, chỉ còn biết đứng trước chỗ ở của Biện Tái mà thổi vài khúc nhạc rồi lặng lẽ bỏ đi.Qua hai năm, Biện Tái tuy lấy một vì khanh hầu nhưng không được vui vẻ, bèn dắt thị nữ là Nhu Nhu ra đi, tự mình xuống tóc khuất thân, trở thành nữ đạo sĩ ở Tô Châu, nương nhờ vị danh y Trịnh Bảo Ngữ đã ngoài 70 tuổi, ông lại xây cho một biệt viện tại đây. Biện Tái chay trường thờ Phật, giữ giới luật rất nghiêm, vì báo ân của Trịnh thị dùng 3 năm thời gian viết xong cuốn Pháp Hoa Kinh bằng máu. Lúc này Ngô Mai Thôn đang làm quan cho Thanh triều, tinh thần bi thương suy tàn.Một ngày vào năm Thuận Trị thứ 7, Biện Tái tình cờ nhìn thấy Cầm Hà Cảm Cựu bốn bài thơ của họ Ngô, biết y đối với mình vẫn còn tơ lòng. Vài tháng sau hai người cuối cùng cũng gặp lại nhau tại Thái Thương, Biện Tái chơi lại khúc nhạc của Ngô, khiến y cảm hoài bất ức, viết ra “Thính nữ đạo sĩ Biện Ngọc Kinh đàn cầm ca” làm quà, trong thơ viết lại tình cảnh của Biện Tái trong 10 năm qua, lại có nhắc cả việc quân Thanh hạ Giang Nam, Ngọc Kinh “Huyền tác lãnh vô thanh”, một trường thê lương sầu khổ.Biện Tái sau này ẩn cư không còn tung tích ở Huệ Sơn, hơn mười năm sau thì mất vì lâm bệnh, được táng bên cạnh một gốc cây trong am.Diễm diễm phong trần Đổng Tiểu Uyển(người này khác với Đổng Tiểu Uyển thời Thuận Trị nhé)

Đổng Tiểu Uyển là người đứng đầu trong Kim Lăng bát diễm nổi tiếng thời Minh mạt, sắc đẹp của nàng từng khiến xảy ra một phen minh tranh ám đấu giữa các danh công cự khanh. Người con gái lưu lạc phong trần này coi khinh quyền quý, quyết tâm tranh đấu với nó. Song nàng lại cùng đệ nhất tài tử trong Tứ tài tử thời Minh mạt là Mạo Tích Cương, một người giàu có, phong lưu lỗi lạc, hai người đã phải lòng nhau. Bài viết này tái hiện lại một câu chuyện tình của người con gái truyền kì đất Kim Lăng.

Đổng Tiểu Uyển tên Bạch, tự Thanh Liên, còn gọi là Thanh Liên nữ sử, tên và tự của nàng đều vì lòng ngưỡng mộ Lý Bạch mà ra. Nàng thông minh linh tú, thần tư diễm phát, yểu điệu thiền quyên, là nhất lưu nhân vật trong đám con gái ở cựu viện Tần Hoài. Mạo Tích Cương dung mạo tuấn mĩ, phong độ tiêu sái, người đời thường gọi là “Mỹ thiếu niên”, trong nhà giàu có thế lực, lại là tài tử phong lưu.

Tuý Tâm Thư Hoạ

Sau khi Tiểu Uyển vào nhà họ Mạo, trên dưới Mạo gia đối xử với nhau rất thân ái. Mã Cung Nhân (mẹ của Tích Cương) và Tô Nguyên Phương (vợ của Tích Cương) đặc biệt yêu quý Tiểu Uyển, tuy vậy Tiểu Uyển cũng rất cung kính thuận tòng, phục thị hai người như tì nữ. Lúc nhàn hạ, Tiểu Uyển cùng Tích Cương thường ngồi ở trong phòng vẽ tranh, vung bút vẩy mực, thưởng hoa uống trà, bình luận sơn thuỷ. Tiểu Uyển vào Mạo gia, học theo Chung Diêu[1] thiếp, Tào Nga[2] bia, mỗi ngày viết vài ngàn chữ, không sai không nhầm chữ nào.

Tiểu Uyển còn thay Tích Cương viết tặng chữ lên quạt cho bạn bè thân thích.
Trong thời gian ở Tô Châu đó, Tiểu Uyển đã trải qua một thời gian học hội hoạ, có thể vẽ tiểu tùng hàn thụ, bút mực của nàng khiến người người kinh động. Năm nàng 15 tuổi, bức hoạ Thải Điệp Đồ (hiện đang được giữ tại bảo tàng Vô Tích) bên trên có đề từ của Tiểu Uyển, lại có đóng ấn kí, được người đời đánh giá rất cao. Tranh của nàng truyền lại rất ít, bức tranh đó rất may mắn mới tìm được.

Nàng đối với hội hoạ đặc biệt yêu thích, thường thưởng ngoạn những tác phẩm mới hoặc những tác phẩm được lưu giữ trong nhà. Sau này trên đường chạy nạn, Tiểu Uyển thà vứt bỏ hết các đồ hoá trang dụng phẩm nhưng quyết cầm theo những bức thư hoạ.

Xảo Vu Mĩ Thực

Mọi người thường khâm phục Tiểu Uyển ở chỗ những thứ nhỏ nhặt nhất trong sinh hoạt hàng ngày của nàng đều lãng mạn mĩ lệ, lại hết sức tình trí. Tiểu Uyển thiên tính đạm bạc, không thích những đồ ngọt và béo. Nàng dùng ấm trà nhỏ để nấu cơm, lại dùng đĩa để đun cách thuỷ đậu và rau, thành một bữa cơm. Tích Cương thì lại thích những đồ ngọt, đồ biển, đồ khô và đồ nướng. Tiểu Uyển rất hiểu khẩu vị của Tích Cương, nàng thường chế biến cho Tích Cương nhiều mĩ thực tươi thơm ngon miệng, lại ở rất nhiều dạng thức. Như việc chưng cất rượu, khi đổ rượu ra đầy mười chén sứ trắng, chưa cần dùng đến miệng để thử, chỉ cần nhìn ngũ sắc lung linh, hương thơm phiêu hốt của nó cũng đã thấy như được uống rồi. Về phương diện uống trà Tích Cương và Tiểu Uyển rất hợp nhau. Bọn họ thường mỗi người một ấm trà, bên hoa dưới nguyệt mặc mặc đối ẩm, nhẹ nhàng thưởng thức sắc hương của mỗi loại trà. Tiểu Uyển cũng hay nghiên cứu các loại sách nấu ăn, thường tới những nơi có món lạ, tìm hiểu các phương pháp chế tác đó, rồi dựa vào trí tuệ của bản thân để biến các món thành kiểu của riêng nàng. Ngày nay người ta thường hay ăn thịt hổ, tức Tẩu Du nhục, là do Đổng Tiểu Uyển nghĩ ra, cho nên nó còn được gọi là Đổng nhục, cái tên này tuy nhiên lại đường đột với mỹ nhân nhưng khi kết hợp với Đông Pha nhục lại tương phản thi vị. Hơn nữa, Tiểu Uyển còn biết cách làm ra đường viên, nàng khi ở Tần Hoài đã từng dùng cây vừng sao rang lên, cho đường, hạt tùng, nhân trái đào và cây gai tạo thành những viên đường dài 5 phân, rộng 3 phân, dầy 1 phân, loại đường này ngoài vàng trong xốp, ngọt nhưng không béo, người ta thường gọi là Đổng đường.

Chúng ta thấy trong Ảnh mai am ức ngữ miêu tả nghệ thuật nấu ăn của Đổng Tiểu Uyển, tinh trí xảo diệu khiến người ta phảng phất có cảm giác bóng hình của Giang Nam ở trong đó, thấy rõ những thi ý văn hoa trong cuộc sống thường nhật của Giang Nam. Hiện nay có nhiều người coi Đổng Tiểu Uyển cùng Y Doãn, Dịch Nha, Thái Hoà Công, Thiện Tổ, Phạm Chính, Lưu nương tử, Tống ngũ tẩu, Tiêu mỹ nhân, Vương Tiểu Dư[3] là Thập đại danh trù cổ đại, sợ cũng không phải quá đáng.

Phong cốt tằng tuấn Liễu Như Thị

Liễu Như Thị là ca kỹ, tài nữ trứ danh thời Minh Thanh. Nàng có cá tính kiên
cường, chính trực, thông tuệ, thanh danh không hề kém Lý Hương Quân, Biện Ngọc Kinh và Cố Mi Sanh.Liễu Như Thị tên Thị, tự Như Thị, tiểu tự Mi Vu, bản danh Ái Liễu, bởi đọc bài từ của Tân Khí Tật: “Ngã kiến thanh sơn đa vũ mị. Liệu thanh sơn kiến ngã ứng như thị” [1]do đó lấy tự là Như Thị. Sau này còn xưng là Hà Đông Quân, Mi Vu Quân.Nàng là người Gia Hưng, sinh vào năm Minh Vạn Lịch thứ 50, lúc nhỏ thông minh hiếu học nhưng gia cảnh bần hàn, từ nhỏ đã bị bán đến Ngô Giang làm nô tì, sau lạc vào chốn Chương Đài, đổi tên là Liễu Ẩn, thường đi lại giữa hai vùng Kim Lăng và Chiết Giang. Bởi nàng xinh đẹp tuyệt trần, tài giỏi hơn người, nên trở thành Tần Hoài danh cơ.Không ít giai thoại về nàng được truyền tụng, ngoài ra còn có những bản thơ “Hồ thượng thảo”, “Mậu Dần trác”. Liễu Như Thị từng cùng lãnh tụ của Nam Minh phục xã là Trương Phược, Trần Tử Long quan hệ hữu hảo, cùng họ Trần tình đầu ý hợp, nhưng y lại không may trong lúc khởi nghĩa kháng Thanh chiến bại qua đời.Họ Liễu rất kén chọn phu quân, có nhiều danh sĩ đến cầu hôn nhưng đều không vừa mắt nàng, chỉ có vài người dừng lại ở chỗ bạn bè. Năm Sùng Trinh thứ 14 cũng là lúc nàng 20 tuổi, được gả cho Tiền Khiêm Ích, đại quan tuổi đã ngoài 50. Họ Tiền lấy nàng xong, vì nàng mà dựng lên Giáng Vân Lâu và Hồng Đậu Quán vô cùng hoa lệ, kim ốc tàng kiều. Liễu thị sau này sinh được một con gái. Có một vị Hồng học đã cho rằng, Tào Tuyết Cần viết ra Giáng Vân Hiên là từ Giáng Vân Lâu của nàng Liễu.Khi Sùng Trinh đế tự vẫn, quân Thanh chiếm lấy Bắc Kinh, tại Nam Kinh kiến thành tiểu triều đình của Hoằng Quang đế, Liễu Như Thị cố gắng khuyên Tiền Khiêm Ích đi nhận lễ bộ thượng thư của Nam Minh. Không lâu sau quân Thanh nam hạ, lúc binh lính đến dưới chân thành, Liễu thị lại khuyên Tiền trầm mình tuẫn quốc nhưng Tiền trầm tư không trả lời, cuối cùng bước tới bờ ao, thử chạm xuống nước rồi nói: “Nước lạnh lắm, không xuống được.” Liễu lại giục “cố gắng chìm thân người xuống”, nhưng họ Tiền vẫn cố gắng trụ lại. Cuối cùng, Tiền đành xấu hổ mà nghênh hàng. Họ Tiền hàng Thanh đến Bắc
Kinh, Liễu thị ở lại Nam Kinh không đi.Họ Tiền trở thành Lễ bộ thị lang của Thanh triều kiêm hàn lâm học sĩ, nhưng bị ảnh hưởng của Liễu thị, nửa năm sau cáo bệnh từ quan. Nhưng sau lại bị liên luỵ đến một vụ án mạng, Liễu Như Thị phải hối lộ quan ti để cứu khỏi ngục, rồi lại cổ vũ y tham gia kháng Thanh với Trịnh Thành Công, Trương Hoàng Ngôn, Cù Thức Cử, Nguỵ Canh. Liễu thị cố gắng toàn lực phò trợ, uý lạo nghĩa quân kháng Thanh, những điều này đều chứng tỏ khí tiết ái quốc cường liệt của nàng.Tiền Khiêm Ích hàng Thanh, tuy sau này làm theo lời của Liễu thị cáo bệnh nhưng cũng làm người ta phần nào mất đi thiện cảm. Úc Đạt Phu trong “Ngu Hà Tạp Tái” có một bài thơ “Xuân nhật ngã văn thất.” [2] Xét về tài năng văn học và nghệ thuật, nàng có thể coi là đứng đầu Tần Hoài bát diễm. Học giả trứ danh là Trần Dần Khác[3] sau khi đọc qua thơ của nàng, đã cảm khái “Diệc hữu sanh mục kết thiệt”, đối với “Thanh từ lệ cú” của Liễu Như Thị thập phần kính bội. Liễu thị còn tinh thông âm luật, ca hay múa giỏi, thư hoạ cũng thuộc hàng danh gia, tranh của nàng nhàn thục giản ước, thanh lệ hữu trí. Thư pháp lại càng được hậu nhân tán thưởng, được xưng tụng là “Thiết oản hoài ngân câu, tằng tương diệu tung thu”

Năm 1666, họ Tiền chết, người trong làng muốn đến cướp đoạt tài sản, họ Liễu vì muốn bảo vệ gia sản họ Tiền đã dùng tấm lụa trắng để tự vẫn. Đám ác đồ tuy bị doạ bỏ đi, song nhất đại tài nữ cũng kết thúc cuộc đời ở đây. Nàng chết đi được táng ở Ngu Sơn, Phật Thuỷ Sơn Trang. Cũng năm đó con gái nàng 17 tuổi, được gả cho con trai của Vô Tích Triệu Ngọc Sâm.

Khuynh quốc danh cơ Trần Viên ViênTrần Viên Viên vốn là ca kỹ ở Côn Sơn, từng sống ở Tần Hoài, bởi nàng sắc nghệ siêu quần, lại liên quan đến sự kiện lịch sự trọng đại, nên người đời liệt nàng vào Tần Hoài bát diễm và gọi nàng là Tiền triều Kim Lăng xướng gia nữ.Trần Viên Viên vốn họ Hình, tên Nguyên, tự Viên Viên, còn có tự Uyển Phương, lúc nhỏ theo dưỡng mẫu họ Trần nên đổi theo họ Trần. Nàng dung mạo xinh đẹp, hoa minh tuyết diễm, hát hay múa đẹp, sắc nghệ quán thế.

Những năm cuối thời Sùng Trinh, khởi nghĩa nông dân của Lý Tự Thành uy chấn triều đình, Sùng Trinh đế ngày đêm không yên. Gia Định bá Chu Khuê muốn tìm tuyệt sắc mĩ nữ để giải tâm tư ưu phiền của hoàng đế, bèn nhờ anh trai của Điền phi là Điền Uyển hạ giang nam tìm người đẹp.

Sau khi Điền Uyển chọn được Trần Viên Viên, bị say mê bởi sắc đẹp của nàng, bèn này ý nghĩ chiếm làm của riêng. Không lâu sau quân của Lý Tự Thành đánh đến kinh sư, Sùng Trinh đế vội triệu Ngô Tam Quế trấn Sơn Hải Quan. Điền Uyển đối với quân khởi nghĩa nông dân ngày nào cũng lo lắng hoang mang, nhân vậy bèn mở thịnh tiệc tiễn Ngô Tam Quế, Viên Viên cũng ở trong đội ca múa biểu diễn trên đại sảnh. Ngô Tam Quế gặp được Viên Viên, thần trì tâm đãng, cao hứng ôm ấp Viên Viên bồi rượu. Rượu được ba tuần thì đột nhiên có báo động, Điền Uyển sợ hãi chạy tới hỏi: “Giặc tới, làm thế nào?” Ngô Tam Quế nói: “Nếu có thể tặng Viên Viên, tôi sẽ bảo hộ nhà ông bình yên.” Không chờ Điền Uyển trả lời, Ngô Tam Quế lập tức mang Viên Viên ra đi. Ngô Tam Quế trong doanh đô đốc được phụ thân thuyết phục, để Viên Viên lại trong phủ đệ ở kinh thành tránh thị phi cũng như tránh hoàng đế biết chuyện.

Sau khi Lý Tự Thành đánh tới Bắc Kinh, phụ thân của Ngô Tam Quế đầu hàng quân khởi nghĩa, Trần Viên Viên cũng bị bộ hạ của Lý Tự Thành cướp lấy. Đúng vào lúc Ngô Tam Quế đồng ý đầu hàng Lý Tự Thành thì nghe tin Viên Viên bị chiếm mất rồi, đại nộ xung thiên, kêu lớn: “Đại trượng phu không bảo vệ được vợ thì còn sống làm gì nữa?” Bèn đầu hàng quân Thanh và khai chiến với quân nông dân. Điều này đã được Ngô Mai Thôn viết trong “Viên Viên khúc” như sau: “Đỗng khốc lục quân câu cảo tố, Xung quan nhất nộ vi hồng nhan.” [1]

Lý Tự Thành về sau thất bại, bèn giết toàn bộ Ngô gia 38 người, xong vội vã rút quân khỏi Bắc Kinh. Ngô Tam Quế ôm mối thù sát phụ đoạt thê, ngày đêm truy đuổi quân nông dân đến Sơn Tây. Lúc này bộ tướng của Ngô Tam Quế ở Kinh Thành tìm thấy Trần Viên Viên, phi ngựa mang tới, Ngô Tam Quế bèn dẫn Trần Viên Viên vào Thục, độc chiếm Vân Nam.

Dưới triều Thuận Trị, họ Ngô được thăng làm Vân Nam Vương, muốn lập Viên Viên làm chính phi nhưng Viên Viên cố gắng từ chối, Ngô Tam Quế đành lập người khác. Bị chính phi của Ngô Tam Quế đố kỵ ghen ghét, nhiều lần muốn hãm hại, Viên Viên bèn chuyển đến độc cư ở biệt viện. Dần dần Viên Viên bị họ Ngô thất sủng, thậm chí từng có ý định giết nàng, sau Viên Viên biết được, bèn cắt tóc làm ni tại Hoa Quốc tự ở Ngũ Hoa Sơn.

Sau này Ngô Tam Quế tuyên bố độc lập ở Vân Nam, Khang Hy đế xuất quân bình Vân Nam, năm 1681 phá thành Côn Minh, Ngô Tam Quế chết đi, Trần Viên Viên cũng tự vẫn dưới ao hoa sen, sau được táng bên bờ ao. Đến cuối thời nhà Thanh, trong chùa còn lưu giữ hai bức tranh nhỏ của nàng, bờ ao vẫn còn phiến đá khắc thơ.

Linh tú đa tài Mã Tương Lan
Mã Tương Lan (1548-1604) có thể coi là nữ thi nhân, nữ hoạ gia thời nhà Minh. Theo Tần Hoài nghiễm kí, nàng tên Chân, tự Tương Lan, tiểu tự Huyền Nhân, lại có tự là Nguyệt Kiều, vì con thứ 4 trong nhà tên còn được gọi là Tứ nương. Nàng bản tính linh lợi, lại xinh xắn, thơ hay vẽ đẹp, sở trường vẽ lan trúc, bởi thế còn gọi là Tương Lan. Tướng mạo của nàng tuy không xuất chúng, dáng dấp như người thường nhưng đầu óc thông minh, sáng sủa như xuân liễu tảo oanh, từ ngữ nói ra toàn lời hay ý đẹp, khéo vừa lòng người. Tài nghệ hội hoạ của Mã thị rất cao, năm đó tổ phụ của Tào Tuyết Cần là Tào Dần từng liên tiếp ba lần đề thơ thành “Mã Tương Lan hoạ lan trường quyển”, tộng cổng 72 câu, được ghi lại trong Đống Đình Tập của Tào Dần.Trong Lịch đại hoạ sử hối truyện đánh giá kỹ thuật vẽ tranh của nàng “Lan phảng tử cố, trúc pháp trọng cơ, câu năng tập kì vận”. Thư hoạ tinh phẩm trong Cố Cung ở Bắc Kinh cũng có một gian lưu giữ quyển sách về hoa lan của Mã thị, tranh của nàng ở hải ngoại ngày càng được coi là trân phẩm. Trong văn học Mã thị cũng rất tài hoa, từng viết thành cuốn thơ Tương Lan
tử tập gồm hai quyển và kịch bản Tam sinh truyện. Mã thị đa tài đa nghệ, không những tinh thông âm luật, ca vũ lại còn biết dàn dựng hí kịch. Ở giáo phường nàng từng học về hí kịch, lại vừa biểu diễn “Tây Sương Kí toàn bản”, tuy học như thế nhưng cũng được chân truyền.Mã thị sinh trưởng ở Nam Kinh, từ nhỏ đã bất hạnh luân lạc phong trần, nhưng nàng tính tình khoáng đạt, hiệp nghĩa, thường dùng tiền bạc để cứu giúp trẻ em. Nàng sống ở Tần Hoài có rất nhiều người hâm mộ, có giao tình rất hậu với Giang Nam tài tử Vương Trĩ Đăng, thư từ của nàng với Vương Trĩ Đăng được tập hợp trong Lịch đại danh viện thư giản.Trong đại thọ 70 tuổi của Vương Trĩ Đăng, Mã thị tự mua thuyền chở mười hai ca kĩ đến Tô Châu chúc thọ, “yến ẩm luy nguyệt, ca vũ đạt đán”, sau này mắc bệnh không khỏi, cuối cùng mất năm 57 tuổi. Mã thị chết đi được táng ở trạch đệ, tức gần Bích Phong tự của công viên Lộ Châu ngày nay.
Bài dịch thứ 214

© 2014 – 2022, nicky. All rights reserved.

1 Comment

  1. Thủy Liên Tử Reply

    Cám ơn Nicky về một bài viết hay, được biết thêm nhiều điều tú vị <3

Leave a Reply

Your email address will not be published.